Danh mục

Ca Huế

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.54 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xứ Huế - Kinh đô của Việt Nam suốt hơn 150 năm. Ngày nay, bên cạnh những kiến trúc, đền đài, lăng tẩm độc đáo, hiển hiện hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của sông Hương, núi Ngự, xứ Huế còn lưu lại một loại hình ca nhạc đặc trưng cho vùng đất cố đô này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ca HuếCa HuếXứ Huế - Kinh đô của Việt Nam suốt hơn 150 năm. Ngày nay, bên cạnhnhững kiến trúc, đền đài, lăng tẩm độc đáo, hiển hiện hài hòa giữa cảnh sắcthiên nhiên thơ mộng của sông Hương, núi Ngự, xứ Huế còn lưu lại một loạihình ca nhạc đặc trưng cho vùng đất cố đô này. Đó là Ca nhạc Thính PhòngHuế thường được gọi là Ca Huế với hình thức âm nhạc bao gồm cả nhạc hátvà nhạc đàn.Ca nhạc Huế có một lịch sử lâu đời. Nhưng cho đến ngày nay chưa có tư liệuđích xác nào nêu rõ được thời điểm ra đời, ai đã tổ chức và sáng tác nhữngbản nhạc đàn Huế. Đến thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn đã thống nhất giangsơn, thực hiện trị quốc an dân, cũng là lúc ca nhạc Huế có điều kiện pháttriển. Các nhạc công là những người rất giỏi đàn chơi trong đội nhạc ngự ởtriều đình. Ngoài những công việc trong triều, họ cùng với học trò của mìnhlập nên những nhạc mục và dựa vào các ngón đàn của nhạc triều để sáng tácnhững bản hòa tấu và độc tấu. Âm nhạc của họ được các ông hoàng, bà chúavà các quan trong triều rất yêu thích. Nên các ông hoàng bà chúa thườngxuyên mời ban nhạc đến tư dinh để dạy đàn, đồng thời cùng nhau đàn hát,thưởng thức âm nhạc. Vào đầu thế kỷ XX, ca nhạc Huế đã phát triển cựcthịnh, nhưng từ sau năm 1945 đã dần dần bị mai một. Ngày nay ca nhạc Huếtrở thành di sản âm nhạc quí giá, được nhà nước bảo tồn và tạo điều kiệnkhôi phục lại.Dàn nhạc Thính phòng Huế sử dụng các nhạc cụ: Nguyệt, Nhị, Tranh, TỳBà, Bầu, Sáo với nhiều hình thức hòa tấu và đệm cho hát. Những hình thứcthường gặp hiện nay là:- Hoà tấu song thanh của 2 nhạc cụ: Tranh, Nguyệt; Tranh, Bầu; Nhị, Bầu;Nhị, Tỳ Bà hoặc Bầu, Nguyệt.- Hoà tấu tam thanh của 3 nhạc cụ: Nguyệt, Nhị, Tranh; Bầu, Nhị, Tranhhoặc Tỳ Bà, Nguyệt, Tranh.- Hòa tấu tứ tuyệt của 4 nhạc cụ: Bầu, Nhị, Tranh, Nguyệt hoặc Nhị, Tỳ Bà,Nguyệt, Sáo.- Hoà tấu ngũ tuyệt của 5 nhạc cụ: Nhị, Nguyệt, Tranh, Tỳ bà, Sáo.Đặc biệt khi đệm cho hát, người hát thường có 1 đôi phách nhỏ để gõ nhịp.Tiếng phách vang lên hòa với dàn nhạc càng tạo ra âm hưởng độc đáo choca Huế.Tính năng của các nhạc cụ được sử dụng trong ca nhạc Huế:1. Đàn tranh (thập lục) là nhạc khí dây gẩy, có 16 dây. Cấu tạo của đànhình hộp dài khoảng 110 cm. Một đầu rộng khoảng 22 cm, đầu kia hẹp hơnkhoảng 15 cm. Mặt đáy phẳng và có lỗ khoét thoát âm hình chữ nhật. Mặttrên đàn làm bằng gỗ nhẹ xốp, uốn cong, để mộc. Hai bên thành cao 7 đến 8cm. Trên mặt đàn ở đầu rộng có một cầu đàn bằng kim loại uốn nằm ngangtheo mặt đàn, trên đó có 16 lỗ nhỏ, ở đầu hẹp xếp chéo 16 trục. Các dây đànđược mắc từ các lỗ trên cầu đàn đến các trục. ở giữa mặt đàn có 16 ngựa đàn(gọi là con nhạn) bằng gỗ, xương hoặc ngà, hình tam giác, trên đỉnh tam giáccủa ngựa đàn có bịt đồng để đặt dây, di chuyển điểu chỉnh độ cao của dây.Các ngựa đàn điều chỉnh lên dây theo thang âm ngũ cung, ví dụ: Điệu Bắc:Đô - Rê - Fa - Sol - La - Đô, hay Điệu Nam: Đô - Mib - Fa - Sol - Sib - Đô.Đây là hai điệu cơ bản trong ca Huế. Nhạc công ngồi chơi đàn, tay phải gẩyđàn, tay trái nhấn nháy trên dây. Đàn tranh có âm cao, trong sáng, vui tươi.2. Đàn Nguyệt (đàn kìm) là nhạc khí dây gẩy, có 2 dây. Cấu tạo của đàngồm hộp đàn hình trụ dẹt và một cần đàn dài. Mặt đàn và dây đàn bằngnhau, tròn đều ví như trăng rằm nên gọi là Đàn Nguyệt. Đường kính mặt đànkhoảng 36 cm, thành đàn khoảng 6 cm. Trên mặt đàn có gắn ngựa đàn đểmắc dây. Cần đàn làm bằng gỗ cứng dài khoảng 100 cm. Trên cần gắn 7phím nối tiếp với 3 phím gắn trên mặt đàn để bấm. Các phím đàn gắn trênnhững khoảng cách không đều nhau. ở đầu trên của cần đàn có 4 trục gỗ,trong đó có 2 trục dùng để mắc dây, còn 2 trục dùng để trang trí cho cân đối,đẹp mắt. Dây đàn xưa kia làm bằng tơ se, nay được thay bằng dây ni lông,một dây to, một dây nhỏ. Hai dây đàn được lên theo tương quan quãng 5 vàcác phím đàn đặt theo điệu thức 5 âm.Ví dụ: Trên dây Đô là: Đô, Rê, Fa, Sol, La, Đô, Rê, Fa, Sol, LaDây Sol là: Sol, La, Đô, Rê, Mi, Sol, La, Đô, Rê, Mi,Nhạc công ngồi chơi đàn, tay phải gẩy đàn bằng móng tay để dài của mìnhhoặc bằng một miếng nhựa, tay trái bấm phím, luyến láy, nhấn rung. Âmthanh của đàn nguyệt ấm áp, tươi sáng, rộn ràng.3. Đàn Nhị (đàn Cò) là nhạc khí dây kéo, có 2 dây. Cấu tạo của đàn Nhịgồm có cần đàn và bầu đàn. Cần đàn làm bằng gỗ cứng, không có phím, dàikhoảng 70 - 80 cm đầu dưới xuyên qua bầu đàn, đầu trên hơi ngửa ra phíasau và có 2 trục để lên dây. Bầu đàn hình ống tròn được làm bằng gỗ cứng,hơi thắt ở phía đáy, phía kia bịt da trăn hoặc da rắn làm mặt đàn. Đườngkính mặt đàn khoảng 15 cm, trên mặt đàn có ngựa đàn. Dây đàn xưa kia làmbằng tơ se, ngày nay thay bằng dây kim loại. Cung vĩ kéo đàn làm bằng cànhtre cong hoặc bằng thanh gỗ dài có đầu cong mắc lông đuôi ngựa. Lông đuôingựa của cung vĩ đặt lồng giữa hai dây đàn. Nhạc công lên dây đàn nhị theoquãng 5, ví dụ: Đô - Sol hoặc Fa - ĐôNhạc công ngồi kéo đàn, tay phải cầm cung vĩ kéo, tay trái bấm dây vớinhững ngón rung, nhấn, láy, vuốt.Âm sắc đàn n ...

Tài liệu được xem nhiều: