Danh mục

Cẩ m Nang Cho Những Bà Mẹ Trẻ Phầ n 7

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.04 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cẩ m Nang Cho Những Bà Mẹ Trẻ Phầ n 7Những điều cần biết đối với thai phụ phải đi xa Khi mang thai, bạn nên hạn chế đi xe máy hoặc xe đạp vì việc điều khiển các phương tiện này sẽ gây chấn động trực tiếp cho thai nhi. Với ô tô, không nên đi quá 4 giờ mỗi ngày; nếu xảy ra tai nạn, dù rất nhẹ, bạn cũng phải đi khám thai ngay. Tàu hỏa và máy bay là những phương tiện được khuyến cáo sử dụng cho những đoạn đường trung bình hay dài. Trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩ m Nang Cho Những Bà Mẹ Trẻ Phầ n 7Cẩ m Nang Cho Những Bà Mẹ Trẻ Phầ n 7Những điều cần biết đối với thai phụ phải đi xa Khi mang thai, bạn nên hạn chế đi xe máy hoặc xe đạp vì việc điều khiển cácphương tiện này sẽ gây chấn động trực tiếp cho thai nhi. Với ô tô, không nên đi quá 4giờ mỗi ngày; nếu xảy ra tai nạn, dù rất nhẹ, bạn cũng phải đi khám thai ngay. Tàu hỏa và máy bay là những phương tiện được khuyến cáo sử dụng cho nhữngđoạn đường trung bình hay dài. Trong cuộc hành trình, thỉnh thoảng bạn nên đứng dậyđi lại, gập duỗi chân nhiều lần. Nhiều hãng hàng không yêu cầu phụ nữ mang thai phảicó giấy chứng nhận của bác sĩ cho phép di chuyển bằng máy bay. Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng có thể di chuyển an toàn trong thời gi -an mang thai. Để biết mình có được phép đi xa hay không, bạn hãy trả lời 2 câu hỏisau: 1. Thai kỳ của bạn có hoàn toàn bình thường không? Nếu thai kỳ diễn tiến bình thường và không có chống chỉ định đi du lịch, bạn có thểthực hiện chuyến đi của mình, nhưng trước đó nhớ khám thai. Bạn không nên đi và cầnnghỉ ngơi nếu thai có vấn đề hoặc bản thân có những tiền căn dưới đây: - Sẩy thai muộn hay sinh non. - Vỡ ối non. - Cao huyết áp hay tiểu đường. - Viêm tắc tĩnh mạch. 2. Bạn đã có thai được bao lâu? Nếu mới mang thai trong vòng 3 tháng, bạn không nên đi xa vì cơ thể thường mệtmỏi. Tháng thứ tư và thứ năm (đến 24 tuần vô kinh) là thời điểm tốt nhất để đi xa haydu lịch vì bào thai ở giai đoạn có thể sống được. Từ tháng thứ sáu đến hết tháng thứ tám (từ 24 -36 tuần vô kinh), nên giới hạn nhữngchuyến đi xa vì đây là giai đoạn có vai trò mấu chốt đối với sự phát triển của bào thai.Nếu buộc phải đi, nên hạn chế sử dụng xe hơi, chỉ đi tàu hỏa hoặc máy bay; nghỉ ngơinhiều giờ mỗi ngày. Từ tháng thứ chín, nguy cơ cho thai nhi hầu như không còn, những dự phòng cũng ítnhưng thai phụ lại có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào. Do đó, nếu đi xa, bạn cần phảimang theo sổ khám thai, kết quả siêu âm và xét nghiệm máu, nước tiểu. Dù sức khỏe bản thân và thai nhi vẫn tốt, trong suốt thời gi an mang thai, bạn vẫnkhông nên đến những vùng có độ cao trên 3.000 m hoặc những vùng có dịch bệnhđang lưu hành. Trước và trong khi đi xa, thai phụ cần chú ý: Trước khi đi Chuẩn bị một túi đựng nhiệt kế, huyết áp kế, thuốc hạ sốt. Mang theo bản sao sổkhám thai. Biết nhóm máu của mình. Biết được những điều kiện chăm sóc sức khỏe nơi mình đến. Hỏi hãng hàng không về những điều kiện dành cho người có thai đi du lịch. Trong khi đi xa Uống nhiều nước, chỉ uống nước đã đun sôi hay nước khoáng (không uống nước đá) và ăn những thực phẩm được rửa sạch và nấu chín. Chế độăn phải cân đối. Không sử dụng kẹo ngậm sát trùng. Nếu bị tiêu chảy, phải tiến hành bù nước và khám bệnh. Chú ý những dấu hiệu có tính báo động như: mệt mỏi, tử cung gò và đau bụng, xuấthuyết âm đạo, ra nước âm đạo, phù chân nhiều, nhức đầu, hoa mắt. Đi bộ đều đặn, nên ngồi nghỉ mỗi giờ.Viêm gan siêu vi trùng và thai nghén Khi người phụ nữ có thai, tình trạng thai nghén làm cơ thể họ thay đổi nhiều về hìnhthể và cả về chức năng các nội tạng, do đó sức đề kháng chống lại các nguyên nhângây bệnh đều giảm sút. Đối với các bệnh do vi trùng và siêu vi trùng (còn gọi là virus)người có thai dễ dàng mắc và khi mắc thì bệnh phát triển thường nặng hơn so vớingười không có thai bị bệnh đó. Trong các bệnh nhiễm trùng và siêu vi trùng đó, viêmgan siêu vi trùng khi có thai ở nước ta là một trong những nguy cơ gây tử vong bà mẹvà thai nhi nghiêm trọng nhất. Siêu vi trùng (SVT) gây bệnh viêm gan có nhiều loại và cách truyền bệnh của chúngcũng khác nhau. Trước đây người ta mới chỉ biết có hai loại SVT gây viêm gan là: SVTloại A gây bệnh theo đường tiêu hóa (ăn uống phải thức ăn, đồ uống nhiễm SVT) vàSVT loại B gây bệnh theo đường máu do được truyền từ người bệnh (hoặc người lànhmang bệnh) sang người lành qua tiêm chích và cũng còn do quan hệ tình dục (vì thếviêm gan SVT B còn được xếp vào loại bệnh lây theo đường tình dục). Ngày nay ngoàihai loại SVT A và B, y học đã xác định thêm được ba loại SVT gây viêm gan khác nữalà các loại C, D và E. Các loại SVT viêm gan đều có đặc tính gây thương tổn ở gan người bệnh với mứcđộ nặng nhẹ có thể khác nhau. Chúng lại có một đặc điểm chung là trên người bện h lúcmới bắt đầu thường khó phát hiện. Người bệnh bị viêm gan thường chỉ thấy mệt mỏi,bải hoải kéo dài. Nếu có sốt cũng thường sốt nhẹ, thoáng qua nên dễ bị bỏ qua. Tìnhtrạng ăn uống kém, mệt mỏi, khó tiêu kéo dài tới vài tuần. Tiểu tiện vàng, da có thểvàng nhiều hay ít, thậm chí có khi không có vàng da. SVT loại B còn nguy hiểm ở chỗcó thể tồn tại trong cơ thể người nhưng không gây nên một triệu chứng bệnh nào ởngười đó nhưng người mang SVT vẫn có thể lây truyền cho người khác qua tiêm chích,truyền máu hay quan hệ tình dục. Y học gọi những người này là người “lành” mangbệnh, phải làm các xét nghiệm máu ...

Tài liệu được xem nhiều: