Thông tin tài liệu:
Trẻ nhanh nhẹn, năng động Một số bé luôn luôn trong trạng thái vận động. Có trẻ ngay cả khi ngủ cũng chưa yên và thức dậy thì luôn chân luôn tay. Những đứa trẻ năng động, hoạt bát thích khám phá và đó là đặc điểm bố mẹ nên giúp bé phát huy. Bạn có thể chọn đồ chơi và các hoạt động khuyến khích khả năng vận động của bé để cuốn hút con khi bạn bận việc nhà hoặc cho bé tham gia ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cá tính con bạn là gì?
Cá tính con bạn là gì?
Trẻ nhanh nhẹn, năng động
Một số bé luôn luôn trong trạng thái vận động. Có trẻ ngay cả khi ngủ cũng
chưa yên và thức dậy thì luôn chân luôn tay.
Những đứa trẻ năng động, hoạt bát thích khám phá và đó là đặc điểm bố
mẹ nên giúp bé phát huy. Bạn có thể chọn đồ chơi và các hoạt động
khuyến khích khả năng vận động của bé để cuốn hút con khi bạn bận việc
nhà hoặc cho bé tham gia các lớp thể dục thiếu nhi hoặc sân chơi phù hợp
với tuổi con.
Những đứa trẻ này thường xuyên đi vơ vẩn, lang thang tìm cái nghịch nên
bạn cần cảnh giác với những trò nghịch ngợm của chúng. Kể cả khi bạn
đã che kín ổ cắm điện và chốt cửa sổ, lau sạch tường quanh nhà thì vẫn
phải để ý vì bé có thể sẽ tìm hiểu và tạo dấu vết lên những thứ đó như một
trò chơi thú vị.
Việc cho trẻ có cá tính năng động nhiều thời gian chết vào cuối ngày cũng
khá quan trọng. Trẻ cần có thời gian ngủ yên tĩnh để lấy lại sức sau một
ngày nghịch ngợm. Bố mẹ có thể cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc
những quyển truyện bé thích hay massage để giúp bé thư giãn.
Trẻ già dặn, chín chắn
Những đứa trẻ già dặn hơn so với tuổi có xu hướng hài lòng với bản thân.
Nhiều đứa trẻ phần lớn luôn ở trạng thái tinh thần bình thản. Bé có khả
năng thích nghi dễ dàng với những cái mới nên người lớn có thể cho bé
tham gia vào mọi hoạt động chung.
Kể cả bạn có một đứa con tính tình lạnh nhạt, không vồ vập, bé vẫn có thể
chịu đựng một kế hoạch làm việc lộn xộn. Thế nên, việc duy trì các việc
cần làm theo lịch vẫn quan trọng. Mọi đứa trẻ đều cần có khuôn khổ để
cảm thấy mình an toàn. Mặc dù vậy, cha mẹ không cần quá cứng nhắc.
bữa sáng không nhất thiết phải luôn đúng 7 giờ nhưng nên xê dịch không
quá nhiều và giờ ngủ cũng vậy. Bạn có thể nới lỏng hơn thời gian ngủ
trưa, tắm táp và ra ngoài chơi để giúp bé không cảm thấy bị gò bó.
Đồng thời, cha mẹ của những đứa trẻ già dặn nên tạo cho bé có nhiều
thời gian hoạt động thể chất. Bạn có thể nghĩ rằng bé cứ nằm chơi một
mình cả ngày vẫn thấy vui và không cần mẹ nhiều, nhưng thực tế bé cần
phát triển thông qua sự tương tác, cảm giác được yêu thương và khuyến
khích của cha mẹ.
Trẻ nhạy cảm
Những đứa trẻ thuộc tuýp này dễ bị tổn thương với những kích thích trong
môi trường sống. Bé thấy khó chịu khi nghe những âm thanh lớn và thấy
lúng túng vì thẻ học sinh chạm vào cổ... Khi bé tiếp xúc với những mùi
thơm mạnh, âm thanh không bình thường hay nhiều hoạt động khác, bé
nhanh chóng cảm thấy mình bị quá tải.
Đối với những đứa trẻ này, cha mẹ cần học cách đọc những dấu hiệu của
bé. Đầu tiên, bạn có thể thấy nản chí khi bé dễ nao núng, mủi lòng trước
những việc cỏn con. Tuy nhiên, con bạn chỉ cảm nhận hơi quá chút thôi và
bé cần được bạn điều chỉnh. Ngay khi bạn biết việc gì nằm ngoài khả
năng của bé thì nên tránh những tình huống đó nếu có thể và luôn tôn
trọng những giới hạn của bé. Ví dụ, nếu bé cảm thấy bị lấn át giữa chốn
đông người, bạn nên đưa bé ra ngoài một vài phút. Hoặc nếu bé thấy khó
chịu, ngứa chân khi đi tất, bạn hãy cho bé đi chân đất.
Tuy nhiên, bố mẹ nên đảm bảo không loại bỏ tất cả những sự kích thích ra
khỏi cuộc sống của bé. Trẻ nhạy cảm cần sự tiếp cận với những âm
thanh, chất liệu vải và mùi vị mới để khuyến khích sự phát triển của chúng
nhưng mức độ ít hơn những đứa trẻ khác. Các phương pháp nhẹ nhàng
như đu đưa, ôm ấp, vuốt ve và quấn trong quần áo ấm có thể cũng hiệu
quả.
Trẻ hay om sòm, nhặng xị
Một số trẻ dường như không thấy vui vẻ. Chúng khóc nhè nếu không ngủ
trưa khoảng nửa tiếng, chúng không chịu ăn đồ ăn mới và khóc khi thấy
người lạ. Đối với những bé này thì sự kiện bất ngờ là quá nhiều.
Điều quan trọng là áp cho bé một kế hoạch vì trẻ cần có một cái đồng hồ
vô hình bên trong chúng và phát triển dựa trên kết cấu định sẵn. Bạn cần
hoãn lại những việc vặt nếu nó cản trở giấc ngủ trưa bình thường của con
vì nếu bé cứ khóc lóc, mè nheo thì bạn cũng sẽ không làm được việc gì
cả.
Đừng tránh những thử nghiệm mới mẻ - những thứ giúp con bạn cải thiện
kỹ năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Bố mẹ nên từng bước giúp con
giảm nỗi sợ hãi với những điều lạ lẫm. Hãy để trẻ chào một người mới
quen khi vẫn đang được mẹ bế hoặc tham gia vào hoạt động của một gia
đình lớn thay vì chỉ chơi với một ít người. Bạn cũng cần chấp nhận thực tế
rằng bé chỉ muốn làm nhặng xị lên bởi bé cần sự chú ý, quan tâm từ bố
mẹ hơn người khác một chút để thấy được an toàn và hạnh phúc trong thế
giới của mình.
...