Danh mục

Ca trù - một nghệ thuật độc nhất vô nhị

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.94 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã có rất nhiều bài viết về xuất xứ, bề dầy lịch sử và chiều sâu nghệ thuật của Ca trù. Trong tham luận nầy, tôi chỉ nêu vài yếu tố cho thấy nghệ thuật Ca trù vô cùng độc đáo trong nước Việt Nam và trên thế giới.I° Ca trù là một sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần nhuyển giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi với cả múa. Ca trù có những qui luật chặt chẽ, rõ ràng trong thơ và nhạc, nhưng không quá khắt khe, mà có chấp nhận một vài ngoại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ca trù - một nghệ thuật độc nhất vô nhị Ca trù - một nghệ thuật độc nhất vô nhịĐã có rất nhiều bài viết về xuất xứ, bề dầy lịch sử và chiều sâu nghệ thuật của Catrù. Trong tham luận nầy, tôi chỉ nêu vài yếu tố cho thấy nghệ thuật Ca trù vô cùngđộc đáo trong nước Việt Nam và trên thế giới. I° Ca trù là một sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần nhuyển giữa thi cavà âm nhạc, đôi khi với cả múa. Ca trù có những qui luật chặt chẽ, rõ ràng trongthơ và nhạc, nhưng không quá khắt khe, mà có chấp nhận một vài ngoại lệ. II° Ca trù có những nét đặc thù trong hai lĩnh vực thanh nhạc và khínhạc không tìm thấy trong các bộ môn âm nhạc khác.. III° Ca trù dùng ít nhân lực mà hiệu quả biểu diễn và nghệ thuật rấtcao. IV° Ca trù có nguồn gốc Việt chớ không du nhập từ nước ngoài, có tổ chức theo giáo phường, có qui chế đào tạo đào nương trong chương trình Hát thức phát giải. thi và hình Sau đây là chi tiết của 4 yếu tố đó. I° Về thơ. Hầu hết các loại hình nhạc cổ Việt Nam đều có sự phối hợp giữa thơ vànhạc. Trong dân gian, Vè, đồng dao có thơ 3 chữ, 4 chữ; hầu hết các bài dân caHát ru, Hò, Lý, đối ca nam nữ, lời ca của các làn điệu Chèo, Hát văn là thơ lục bát(một câu 6 chữ, một câu 8 chữ), lục bát biến thể (2 câu lục bát có th êm nhữngtiếng đệm có nghĩa hay vô nghĩa để cho nét nhạc và tiết tấu hai câu thơ thay đổi),song thất lục bát (2 câu 7 chữ tiếp theo câu lục bát). Trong nhạc truyền thống báchọc có thơ lục bát, lục bát biến thể, lại có thêm các thể thơ theo Đường luật ngũngôn thất ngôn. Ca trù sử dụng tất cả các thể thơ trên, ngoài ra còn dùng thơ 8 chữ không cótrong thi ca cổ, chỉ sau nầy mới thông dụng trong Thơ mới Việt Nam. Thơ 8 chữdùng trong Hát nói, gồm 11 câu chia làm 3 khổ: Khồ đầu: 4 câu gồm 2 câu lá đầu và 2 câu xuyên thưaKhổ giữa: 4 câu gồm 2 câu chữ Hán ngũ ngôn hay thất ngôn và 2 câu xuyên mau.Khổ xiết: 3 câu gồm câu dồn, câu kết và câu keo. Qui định theo lề lối gọi là «đủ khổ», nhưng vẫn có thể gặp những câu11, 12, 13 chữ, hoặc thêm khổ, gọi là «dôi khổ». Chưa thể loại nhạc cổ nào đa dạng về thơ như vậy. Ca trù là một loại nhạc thính phòng, như Ca Huế miền Trung, ca Tài tửmiền Nam. Nhưng trong các loại ca nhạc thính phòng khác, bài ca có nét nhạc cốđịnh, nếu đặt lời mới cũng phải tuân theo nét nhạc đó. Ri êng Ca trù, trong các« lối» hay « thể» (khoảng 15 thể Hát chơi, 12 thể Hát cửa đình), giai điệu khôngcố định mà tùy theo thanh giọng của lời thơ. Thành ra, những bài Gửi thư, Hát ru,Bắc phản, Mưỡu có những giai điệu khác nhau, cùng một thể Hát nói có cả trămbài (theo sách Ca trù biên khảo - Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề) . Mỗi loại thơ đều có nét nhạc và tiết tấu đặc biệt tạo ra nhiều thể trong Catrù. Lục bát và lục bát biến thể có trong M ưỡu, Bắc phản, Xẩm huê tình, hay ngâmtheo Sa Mạc hoặc Bồng Mạc, thơ 8 chữ trong Hát nói. II.° Trong Ca trù thanh nhạc và khí nhạc đi song song với nhau và mỗiloại đều có nét đặc thù. 1° Về thanh nhạc:Có lẽ ngoài hát Tuồng có những kỹ thuật phong phú và độc đáo, còn các bộ mônca nhạc cổ truyền - kể cả Quan họ Bắc Ninh, Ca Huế trong nhạc thính phòng -không có kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, tinh vi như Ca trù. Đào nương hát không há miệng to, nhìn cứ như mím môi, không đẩy mạnhhơi từ buồng phồi ra mà phải «ém hơi» trong cổ, phải biết « ậm ự» mà lời ca nghevẫn rõ ràng. Hát phải « tròn vành rõ chữ». Hát trong cửa đình không cần ngânnga. Hát chơi có cách đổ hột, đổ con kiến, khá c hẳn cách luyến ngân «tahir» trongcổ nhạc Ba Tư, «tremolo» trong nhạc Âu, «yodel» trong nhạc Thụy Sĩ. Đổ hột làmcho câu hát thêm duyên, có khi như tiếng nức nở, thở than. TS Trần Quang Hảitừng nghiên cứu đối chiếu nhiều truyền thống thanh nhạc trên thế giới, đã phântích kỹ thuật đổ hột của Ca trù qua hình ảnh hiện lên máy sonagraph và cho biếtkỹ thuật này rất độc đáo, không có trong các kỹ thuật thanh nhạc khác. 2° Về khí nhạc: a) Cỗ phách: gồm 3 phần: một thanh tre hay một mảnh gỗ gọi là bànphách, hai chiếc dùi gỗ là phách cái và phách con. Trên thế giới không đâu dùnghai chiếc dùi mà trong đó có một chiếc tròn đầu hơi nhọn, chiếc kia tròn và chẻhai. Dùi nhọn như dương vật (linga, theo cách gọi của Ấn độ), dùi chẻ hai là âmvật (yoni theo cách gọi của Ấn độ). Gõ hai dùi vào cỗ phách tạo nên tiếng mạnhtiếng nhẹ, tiếng cao tiếng thấp, tiếng trong tiếng đục, tiếng d ương tiếng âm. Taycầm phách cái, phách con, tay nào đưa lên cao tay nào để dưới thấp, động tác nhịpnhàng uyển chuyển như múa, cách gõ phách theo 5 khổ qui định, đoạn «lưukhông» (chỉ có tiếng đàn đáy và tiếng phách không có lời ca) cũng có lề lối…, tấtcả cho thấy đây là một nghệ thuật không tìm t ...

Tài liệu được xem nhiều: