Thông tin tài liệu:
Bài học này sẽ đề cập đến một số bệnh phụ khoa thường gặp, bao gồm viêm cổ tử cung, u xơ tử cung và u nang buồng trứng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các triệu chứng, biến chứng có thể xảy ra và hướng xử trí phù hợp cho từng bệnh lý. Kiến thức này sẽ giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản nữ giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các bệnh phụ khoa thường gặp Bài 94 CÁC BỆNH PHỤ KHOA THƯỜNG GẶPMỤC TIÊU 1.Trình bày được triệu chứng và hướng xử trí viêm cổ tử cung 2. Trình bày được triệu chứng, biến chứng và hướng xử trí u xơ tử cung 3. Trình bày được triệu chứng, biến chứng và hướng xử trí u nang buồng trứngNỘI DUNGI. VIÊM CỔ TỬ CUNG1. Giới thiệu về cấu trúc mô học của cổ tử cung Về giải phẫu cổ tử cung có lỗ trong và lỗ ngoài. Biểu mô lớp ngoài cổ tử cung là biểu mô lát, biểu mô ở phía trong là biểu mô trụ.2. Lộ tuyến Ở vùng bình thường chỉ có biểu mô lát, nay xuất hiện biểu mô tuyến. Có thể do 3 nguyên nhân: - Lộ tuyến: do cổ tử cung sau đẻ bị hở lỗ ngoài và biểu mô tuyến bên trong lộ ra. - Lan tuyến: biểu mô tuyến mọc lan ra ngoài (thường do ảnh hưởng của nội tiết). - Lộn tuyến: do biến sâu của mô lát. Dù cho nguyên nhân gì đi nữa, một khi biểu mô tuyến xuất hiện ở mặt ngoài cổ tử cung cũng sẽ dễ bị viêm loét hơn biểu mô lát. Lộ tuyến làm tăng tiết gây khí hư và cũng có nguy cơ dẫn đến thương tổn tiền ung thư. Cách điều trị tốt nhất hiện nay là phương pháp đông lạnh hoặc đốt bằng CO2, Laze.3. Viêm cổ tử cung3.1. Viêm cổ tử cung cấp tính Số lần gặp chắc chắn cao hơn số lần chẩn đoán được, chủ yếu do các nguyên nhân: bệnh lây theo đường sinh dục, lậu, Clamidia. Trong phần lớn trường hợp viêm cấp tính không có triệu trứng và chỉ một số có biểu hiện lâm sàng. Viêm cấp tính cổ tử cung có thể gặp sau đẻ và cũng góp một phần gây nhiễm khuẩn sau đẻ. Vùng viêm xung huyết, đỏ sẫm hơn niêm mạc bình thường vốn màu hồng. Mạch máu có thể phát triển và nếu chấm mạnh có thể gây trợt, chảy máu.3.2. Viêm cổ tử cung mạn tính * Triệu chứng cơ năng: chính là khí hư. Thường có màu vàng bẩn ra rải rácsuốt chu kỳ kinh. Không có những ngày tăng trội như nấm hoặc Trichomonas. Đặt mỏ vịt: - Thấy âm đạo có nhiều khí hư. Nhất là ở túi cùng sau, khí hư có thể che lấp một phần lỗ ngoài cổ tử cung - Dùng bông mềm lau sạch, quan sát cổ tử cung vùng viêm sẽ khác vùng bình thường ở chỗ đỏ hơn, có thể thấy mạch máu nhỏ, bề mặt có thể cao hơn. - Chấm Acid Acetic 3% dịch nhầy ở cổ tử cung sẽ được lau sạch hơn. Nếu là viêm vùng được chấm vẫn đỏ. Nếu là lộ tuyến vùng được chấm sẽ trắng ra. - Tiếp theo chấm Lugol vùng viêm sẽ không bắt màu nâu. - Vùng viêm không ảnh hưởng đến mật độ và di động bình thường của cổ tử cung. 337 *Điều trị: Đặt viên kháng sinh trong 20 ngày dưới dạng viên nén hoặc viêntrứng: Polygynax x 1 viên x 10 ngày đặt âm đạo hoặc Neo- Tergynan x 1 viên/24h x10 ngày đặt âm đạo (thuốc có 3 tác dụng : kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, khángnấm) - Đốt điện, đốt lạnh: Với đốt lạnh tỷ lệ kết quả cao hơn và khí hư sau đốt cũng ra ít hơn.4. Loét cổ tử cung Hiếm gặp, cần xem có phải ác tính, giang mai hay chấn thương (phá thai dấu diếm). Cần sinh thiết và điều trị theo kết quả trả lời của sinh thiết.II. U NANG BUỒNG TRỨNG1. Các loại u nang buồng trứng1.1. Nang cơ năng: có thể do nang bọc noãn hoặc nang hoàng thể phát triển thành.Đặc điểm là nang không to (3. Diễn biến:3.1. Xoắn nang.3.2. Chảy máu trong nang.3.3. Vỡ nang.3.4. Ung thư hoá.4. U nang buồng trứng và thai nghén:4.1. U nang buồng trứng có thể gây vô sinh.4.2. Khi có thai u nang buồng trứng có thể gây ngôi bất thường hoặc nếu u kẹt trongtiểu khung sẽ thành u tiền đạo gây đẻ khó.4.3. Thai đủ tháng + u nang phát triển ở ổ bụng thường khó chẩn đoán, dễ nhầm vớisinh đôi hoặc đa ối.4.4. Sau đẻ u nang buồng trứng dễ bị xoắn.5. Xử trí: - Nguyên tắc chung là phải mổ sau khi đã có chẩn đoán chính xác. - Về thời điểm: Các u nang xoắn vỡ phải mổ cấp cứu. Nếu có thai mà không cóbiến chứng cấp cứu thì nên để thai ngoài 3 tháng mới nên mổ để tránh sẩy thai. Cáctrường hợp khác mổ theo kế hoạch.III. U XƠ TỬ CUNG1. Cấu trúc và vị trí1.1. Dạng chủ yếu của u xơ là nhân xơ Tuy toàn bộ lớp cơ thân tử cung có thể bị xơ hoá.1.2. Nhân xơ có thể phát triển ở thân (chủ yếu) hoặc hiếm hơn ở eo và rất hiếm ở cơ.1.3. Tại thân tử cung nhân xơ có thể phát triển dưới thanh mạc, tại lớp kẽ hoặc dướiniêm mạc (dạng pôlíp).1.4. Nhân xơ có thể rất nhỏ như hạt ngô, nhưng cũng có thể to như nắm tay hoặc hơn.1.5. Số lượng có thể 1 hoặc nhiều hơn.2. Triệu chứng và chẩn đoán:2.1. Toàn thân - Tuổi thường gặp từ 35 đến 45 tuổi, tuy có thể gặp sớm hoặc muộn hơn. - Hay gặp hơn ở người béo, vô sinh hoặc đẻ ít, lâu năm không đẻ. - Có biểu hiện thiếu máu nếu bị rong huyết kéo dài.2.2. Cơ năng - Khí hư ra nhiều, dịch loãng, trong. - Ra máu: Lúc đầu là kinh dài và nhiều. Tiếp sau là rong kinh, rong huyết. - Đau bụng dưới: Do chèn ép, thống kinh. Nếu nhân xơ thoái hoá, chảy máy trong nhân sẽ gây đau dữ dội.2.3. Thực thểTuỳ thuộc số lượng, vị trí và thể tích nhân xơ mà dấu hiệu thực thể sẽ là: - U xơ dưới thanh mạc: Có cảm giác như u ngoài tử cung, nhất là khi u có cuống. - U xơ lớp kẽ làm thể tích thân tử cung to lên, nếu nhiều nhân bề mặt thân tử cung sẽ không đều và rắn. - U xơ dưới niêm mạc: Khi còn nằm trong buồng tử cung có thể làm thể tích tử cung tăng, nhưng chủ yếu là gây chảy máu. Khi u to lên, phát triển qua cổ tử cung vào âm đạo thành Polip buồng tử cung. - U xơ phát triển thấp ở phía eo và cổ tử cung thường làm xoá cổ tử cung, qua lỗ cổ tử cung có thể sờ thấy cực dưới của u. U nâng phần đáy và thân tử cung lên cao, khi khám dễ cho đó là một nhân xơ khác. 3392.4. Cận lâm sàng - Siêu âm: Có thể biết được thể tích, số lượng nhân. - Chụp buồng tử cung: Sẽ thấy buồng tử cung rộng ra hoặc có các dấu hiệu chèn ép. - Người bị u xơ hầu hết còn trong tuổi sinh đẻ, do đó cần phải làm các test về thainghén.2.5. Chẩn đoán ...