Không chỉ sởi và rubella, mà nhiều bệnh khác cũng gây nên hội chứng sốt kèm theo phát ban. Các vết sần của sởi lúc đầu là những dấu tích kín đáo ở mặt, sau đó nhập lại với nhau đồng thời lan dần xuống toàn thân, ngoại trừ ở bàn tay và bàn chân, sau vài ngày thì biến dần đi.Bệnh nhân còn bị sốt, ho, viêm kết mạc, sổ mũi và kiệt sức. Các đốm Koplik trong miệng (trăng trắng, cỡ 1 - 2 mm) là một dấu hiệu đặc trưng của sởi. Bệnh thường tự hết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các bệnh sốt phát ban Các bệnh sốt phát ban Không chỉ sởi và rubella, mà nhiều bệnh khác cũng gây nên hội chứngsốt kèm theo phát ban. Các vết sần của sởi lúc đầu là những dấu tích kín đáoở mặt, sau đó nhập lại với nhau đồng thời lan dần xuống toàn thân, ngoại trừở bàn tay và bàn chân, sau vài ngày thì biến dần đi. Bệnh nhân còn bị sốt, ho, viêm kết mạc, sổ mũi và kiệt sức. Các đốmKoplik trong miệng (trăng trắng, cỡ 1 - 2 mm) là một dấu hiệu đặc trưng của sởi.Bệnh thường tự hết nhưng cũng có thể gây biến chứng. Bệnh sởi thường xảy ra ở trẻ em và những người chưa từng mắc phải cũngnhư chưa được chủng ngừa. Còn gọi là “ban đỏ” hay “căn bệnh thứ nhất”, sởi làmột bệnh nhiễm paramyxovirus trước đây rất phổ biến nhưng nay đã có thể phòngngừa bằng một mũi vaccin, hay hai mũi (tốt hơn). Hồng ban của rubella (“sởi Đức” hay “căn bệnh thứ ba”) cũng thường bắtđầu từ mặt, lạt dần khi lan xuống thân, kèm theo nổi hạch, viêm khớp và các đốmForschheimer trong miệng (đốm xuất huyết ở màng hầu). Với tác nhân là mộttogavirus, bệnh rubella thường tự hết và ít khi có biến chứng. Nhưng rubella ở phụnữ mang thai dễ gây bệnh và dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vaccin rubella đượctiêm chung với các vaccin sởi và quai bị. Ban đào (exanthem subitum, roseola, “căn bệnh thứ sáu”) là bệnh nhiễmherpesvirus 6 của người (HHV-6, phân lập năm 1986), có mặt khắp nơi, phổ biếnnhất ở trẻ em dưới 3 tuổi. Ban thường xuất hiện sau khi đã bớt sốt, với các vết dátvà sần hiếm khi nhập với nhau, nổi lên ở thân, đôi khi ở tay chân (chừa mặt), vàbắt đầu lặn trong vòng hai ngày. HHV-6 cũng là một nguyên nhân quan trọng gâyco giật do sốt cao không phát ban ở trẻ nhỏ. Ở bệnh nhân lớn tuổi hơn, HHV-6 cóthể kết hợp với các hội chứng nhiễm đơn nhân, viêm não tiêu điểm, bệnh đườnghô hấp dưới, bệnh lan tỏa... Chưa có thuốc chữa và vaccin. Với tác nhân là parvovirus B19, hồng ban nhiễm (erythema infectiosum,căn bệnh thứ năm) chủ yếu xảy ra ở trẻ 3 - 12 tuổi. Sau khi hết sốt (nhẹ), ban đỏnhạt xuất hiện ở hai má, hôm sau lan tới thân và các chi, chuyển thành dạng lướiren, mờ dần trong khoảng ba tuần. Với tác nhân là virus Epstein-Barr, bệnh nhiễm đơn nhân, hay gặp ởthanh thiếu niên, có thể kết hợp với những bệnh khác (bao gồm HIV/AIDS); cóthể gây phát ban hay nổi mề đay; phù quanh nhãn cầu; đốm xuất huyết ở vòmmiệng; kèm theo gan lách to, viêm họng, nổi hạch cổ. Sơ nhiễm HIV có thể gây phát ban dát-sẩn không đặc thù, hoặc nổi mềđay; có khi loét vòm miệng; kèm theo viêm họng, nổi hạch, đau khớp. Các bệnh phát ban virus khác bao gồm các bệnh nhiễm enterovirus (cácechovirus 2, 4, 9, 11, 16 và 25; các coxsackievirus A9, B1 và B5), phổ biến hơn ởtrẻ em, với dạng phát ban giống sởi hay rubella, kèm theo hội chứng nhiễm viruskhông đặc trưng. Các bệnh phát ban toàn thân khác bao gồm: bệnh nhiễm rickettsia,leptospira, bệnh Lyme, thương hàn, sốt chuột cắn, sốt hồi quy, phản ứng vớithuốc, lupus đỏ… Phát ban ngoại vi: nhiễm não mô cầu, bệnh tay - chân - miệng, giangmai… Phát ban mụn nước: trái rạ, bệnh tay - chân - miệng... Phát ban đốm xuất huyết: sốt xuất huyết, bệnh não mô cầu, nhiễmenterovirus...