Khi có dị vật vào mắt "Cháu 27 tuổi, hồi học lớp 5 bị một hạt cát từ cửa sổ bay vào mắt trái. Cháu cứ thế giụi mạnh, đến bệnh viện thì mắt trái đã bị hỏng. Liệu sau này con cháu sinh ra có việc gì không?". Hậu duệ của cháu sẽ không việc gì hết. Nhưng hãy nhắc mọi người: khi có vật gì bay vào mắt, tuyệt đối không dùng tay giụi, mà chớp mắt mạnh nhiều lần liên tiếp để làm cho dị vật "trôi" vào khóe mắt, rồi nhẹ nhàng dùng khăn mềm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng - Phần 2
500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc
Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt,
tim phổi và bệnh ở bụng
Phần 2
305. Khi có dị vật vào mắt
Cháu 27 tuổi, hồi học lớp 5 bị một hạt cát từ cửa sổ bay vào mắt trái.
Cháu cứ thế giụi mạnh, đến bệnh viện thì mắt trái đã bị hỏng. Liệu sau này
con cháu sinh ra có việc gì không?.
Hậu duệ của cháu sẽ không việc gì hết. Nhưng hãy nhắc mọi người:
khi có vật gì bay vào mắt, tuyệt đối không dùng tay giụi, mà chớp mắt mạnh
nhiều lần liên tiếp để làm cho dị vật trôi vào khóe mắt, rồi nhẹ nhàng dùng
khăn mềm sạch gạt nhẹ ra.
Trường hợp thấy cay mắt, lấy ngay một cốc nước sạch, nhúng con mắt
vào và chớp liên tục, để làm rã chất đó (có thể là hóa chất hoặc chất tiết của
côn trùng). Nếu vẫn thấy vướng, dùng một que bông sạch gạt nhẹ xuống
khóe mắt và lấy ra (soi gương tự làm hoặc nhờ người khác).
Nếu dị vật trong mắt vẫn còn, nhất thiết phải tới một cơ sở nhãn khoa
để được xử trí kịp thời.
Một mẹo nhỏ: Khi bị bụi vào mắt, nhắm ngay mắt đó lại, rồi vừa chớp
mạnh vừa thè lưỡi ra liếm liên tục vào khóe môi bên đối diện; dường như
động tác này làm cho dị vật trôi xuống khóe mắt.
306. Nhìn vào mắt đau có bị lây bệnh không?
Tại sao khi có người bị đau mắt đỏ, nếu ta nhìn thẳng vào mắt họ thì
ta cũng bị? Bạn em đau mắt phải nghỉ học, em tới thăm, nhìn vào mắt bạn
thấy đỏ như miếng tiết, em thương quá cứ nhìn mãi vào, chỉ hôm sau là bị
ngay! Có thuốc gì chữa cho chóng khỏi?.
Một số người khá đông cũng nghĩ như em, nhưng không phải như vậy
đâu. Khi ta tiếp xúc với bệnh nhân, thường tay ta bị dính dử mắt của họ mà
không hay biết (do người đó giây ra tay rồi tới bắt tay, giây ra sách vở rồi ta
giở sách vở), sau đó không rửa tay và vô ý giụi mắt, đưa mầm bệnh vào.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan, đôi khi phát triển thành dịch. Chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu là nhỏ mắt bằng nước muối đẳng trương
nhiều lần trong ngày.
307. Mổ mộng thịt
Cháu là con trai, 19 tuổi. Từ bé, trong mắt trái của cháu mọc lên một
cái mộng thịt, tới nay đã bằng đầu đũa, rất cộm, làm cháu rất bi quan. Xin
cho cháu biết phải làm gì, vì cháu đang lo học hành để thi tốt nghiệp.
Cháu cứ yên tâm học cho tốt mà thi tốt nghiệp; và thưa với gia đình
liên hệ với Viện mắt Trung ương (85 phố Bà Triệu, Hà Nội) hoặc Viện mắt
TP HCM (đường Điện Biên Phủ, quận 3), xin hẹn khám và mổ mộng thịt
vào dịp nghỉ hè tới, sau khi thi xong.
Mổ xong, chắc chắn mắt cháu sẽ hết cộm và nhất là không còn nguy
cơ gì đối với sức nhìn về sau. Mổ gây tê tại chỗ, và không phải nằm viện.
308. Tật cận thị
Con trai tôi 15 tuổi, đã thi đỗ vào trường chuyên toán. Cháu rất ham
học. Tôi đã hạn chế và ngăn cản tính ham học của cháu vì sợ ảnh hưởng đến
đôi mắt. Tôi nhận thấy ở độ tuổi con tôi, nhiều cháu đã phải đeo kính cận,
có cháu đeo tới số 2, số 3, tất cả đều do quá ham học. Xin hỏi có thuốc gì
phòng và chống được cận thị không? Nếu bị thì cách xử lý ra sao?.
Ngoài nguyên nhân di truyền từ bố mẹ, phần lớn trường hợp cận thị là
do mắc phải, do trẻ nhìn mọi vật quá gần. Bác thử quan sát xem, nhiều cháu
mẫu giáo vẽ tranh mà mắt gần như dán vào tờ giấy. Nhiều cháu tập viết mà
cúi sát mặt vào trang vở. Đó là chưa kể nơi học thiếu sáng, nhất là tại những
nơi chưa có điện.
Cách dự phòng duy nhất là: Người lớn thường xuyên nhắc nhở, giám
sát, tạo cho trẻ thói quen không nhìn mọi vật quá gần.
Cách chữa thông thường nhất: Phát hiện thật sớm tật cận thị và đeo
kính đúng số. Trong trường hợp cận nhẹ, chỉ phải đeo kính khi ra đường (khi
phải nhìn xa), còn ở lớp chỉ cần được thầy cô cho ngồi bàn trên cùng đủ nhìn
lên bảng.
Trường hợp của cháu, bác nhớ cho ăn đủ chất, lo đủ ánh sáng cho
cháu học hành và nhắc cháu cảnh giác với tật cận thị. Nếu có chút nghi vấn,
bác cho cháu đi kiểm tra thị lực; nếu cần thì cho đeo kính luôn, không xấu
trai đi đâu, mà lại có vẻ bác học nữa cơ đấy!
Hiện đã có máy Laser Excimer tại một số cơ sở ở Hà Nội và TP Hồ
Chí Minh giúp xử trí các tật khúc xạ (cận thị từ -1 đến -20 D; viễn thị từ +1
đến +10 D; loạn thị từ 1 đến 7 D) cho lứa tuổi 18-45. Sau này, khi cháu lớn
lên, nếu cần, bác có thể cho cháu đi chữa bằng máy đó, chỉ mất 7-10 phút và
lưu lại bệnh viện 1-2 giờ là êm đẹp, sau đó sẽ không còn phải dùng kính.
Bác đừng ngăn cản, trái lại phải thường xuyên động viên cháu chăm
học hơn, vì mấy lẽ:
- Nguyên nhân gây nên tật cận thị là do thói quen nhìn gần, chứ không
phải do chăm học. Nhiều cô cậu lười học mà vẫn bị cận thị do suốt ngày
chui vào xó xỉnh tối tăm để đọc tiểu thuyết, hoặc mê mẩn trước màn hình
với những trò chơi điện tử ùng oàng vô bổ.
- Nếu thấy bố mẹ không khuyến khích, thậm chí phản đối đức tính
chăm học của mình, dần dà cháu s ...