Ung thư phổi "Em có một người bạn bị ung thư phổi, nên muốn biết một số điểm chính về bệnh này: nguyên nhân bệnh, có mấy thời kỳ, bệnh có lây không, có cách gì chữa trị, kể cả thuốc dân tộc cổ truyền?". Ung thư phổi là có u ác tính xuất phát từ phế quản. Đây là một bệnh mắc phải (không lây), thường gặp sau tuổi 40, nam hay bị hơn nữ, thường gặp ở những người khai thác quặng phóng xạ và quặng có chứa cobalt, người nghiện thuốc lá. Nguyên nhân gây bệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng - Phần 4 500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng Phần 4 331. Ung thư phổi Em có một người bạn bị ung thư phổi, nên muốn biết một số điểmchính về bệnh này: nguyên nhân bệnh, có mấy thời kỳ, bệnh có lây không, cócách gì chữa trị, kể cả thuốc dân tộc cổ truyền?. Ung thư phổi là có u ác tính xuất phát từ phế quản. Đây là một bệnhmắc phải (không lây), thường gặp sau tuổi 40, nam hay bị hơn nữ, thườnggặp ở những người khai thác quặng phóng xạ và quặng có chứa cobalt,người nghiện thuốc lá. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ. Từ một điểm bất kỳ trên phế quản, khối u lồi dần vào trong lòng phếquản, tiến tới làm chít hẹp phế quản mà biểu hiện sớm nhất là xẹp phần phổido phế quản này phụ trách (vì không được bơm không khí vào như trước).Nếu là phế quản nhỏ thì một u bé cũng đủ gây chít hẹp, dẫn tới hiện tượngxẹp phổi; nếu là phế quản lớn thì u phải khá to mới gây ra được hậu quả nóitrên. Triệu chứng lâm sàng buổi đầu của ung thư phổi thường nghèo nànnên dễ bị bỏ qua: đau ngực (dễ bị quy là do đau dây thần kinh liên sườn), hohúng hắng, không có đờm. Về sau sẽ xuất hiện khó thở (do phế quản bị chíthẹp hoặc do u chèn ép trung thất), có máu lẫn trong đờm hoặc khạc ra máuthực sự, đau nhức dọc xương cánh tay phía có u... Lúc này, tình hình đã khámuộn. Phương tiện chẩn đoán ung thư phổi là chụp X-quang phổi thường(thấy một đám mờ to hoặc nhỏ với đặc điểm là có nhiều chân chĩa ra);chụp tomo hay chụp scanner (xác định vị trí và kích thước khối u cũng nhưkhu vực bị xẹp phổi); chụp phế quản có bơm cản quang (phát hiện hình ảnhphế quản bị cắt cụt điển hình). Nếu u nằm tại một phế quản đủ rộng, có thểtiến hành soi phế quản (trực tiếp nhìn thấy khối u và vùng xung quanh). Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt thùy phổi hay lá phổi,sau đó kết hợp với hóa trị và xạ trị. Thường có khoảng 80% bệnh nhân sốngthêm được 1-2 năm sau mổ, 5% sống thêm được 5 năm. Các tỷ lệ này chắcchắn sẽ được cải thiện cùng với sự ra đời của các chất chống ung thư hữuhiệu. Về dự phòng, cần khắc phục càng sớm càng tốt thói nghiện thuốc lá;khi sử dụng hóa chất phải có phương tiện phòng hộ chắc chắn. Về phát hiện bệnh, người ta khuyên những người trên 40 tuổi (nhất làngười nghiện thuốc lá) nếu đau ngực ở một vùng cố định, kèm theo ho kéodài... phải sớm đi chụp X-quang phổi, để được loại trừ hay phát hiện mộtbệnh phổi bất kỳ, trong đó có lao và ung thư. Cho đến nay, chưa thấy có nghiên cứu nghiêm túc nào cho thấy có thểchữa ung thư phổi bằng y học cổ truyền. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, cóthể sử dụng thêm các phương thuốc gia truyền để hỗ trợ điều trị. Lâu nay,nhiều người ca ngợi tác dụng phòng chống ung thư nói chung của củ tamthất; em có thể mách cho bạn dùng xem, vì tam thất cũng là loại thuốc bổ tốtkhông kém nhân sâm, lại rẻ tiền và dễ kiếm. 332. Lao phổi kéo dài Tôi bị lao phổi đã 6 năm nay, điều trị theo phác đồ của trạm chốnglao nhưng không bớt, bệnh ngày một nặng thêm, thể trọng chỉ còn 40 kg.Vừa rồi, qua báo chí tôi được biết có loại thuốc Rifampicine trị lao hữuhiệu. Xin cho biết mua ở đâu, có đắt tiền không, sử dụng như thế nào?. Thuốc chống lao Rifampicine có mặt ở nước ta vào khoảng giữa thậpniên 1980 do một số người đi nước ngoài mang về hoặc bà con Việt kiều gửibiếu thân nhân. Từ mấy năm nay, nó đã rất phổ biến ở các thành phố. Tiếcrằng bác không được biết nên bị oan, nhưng không sao, bác nhớ tiến hànhngay mấy việc: - Theo đơn của bác sĩ, dùng thuốc Rifampicine (Pháp) hoặc Rifacin(Mỹ), cả hai đều cùng hàm lượng 300 mg/viên nhộng và tác dụng ngangnhau. Nếu ít tiền thì nên mua Rifacin. Những loại thuốc này uống vào hơimệt, cần uống luôn 2 viên ngay sau bữa ăn tối rồi đi nằm. Nước tiểu của bácsẽ có màu hồng đậm trong suốt thời gian sử dụng, đó là điều bình thường. Trường hợp của bác có thể phải dùng thuốc 5-6 tháng hoặc hơn, kèmtheo một số thuốc khác theo các phác đồ điều trị lao của ngành y tế (hiệnđược Nhà nước cấp miễn phí). - Nên dùng thêm viên đa sinh tố Theravit, mỗi ngày 2 viên; khi đãkhỏe nhiều chỉ cần dùng 1 viên. - Cố gắng bồi dưỡng tối đa về chất đạm (thịt, tôm cá, trứng, đậuphụ...). Nếu bác không ghê thì xin mách bác một cách bồi dưỡng hữu hiệu, íttốn kém và đơn giản như sau: Liên hệ trước với trạm hộ sinh để có đượcnhững nhau thai bình thường, không bệnh, mỗi tuần vài ba cái. Bóc bỏ toànbộ màng ối và cắt bỏ cuống rốn. Dùng khăn sạch thấm bớt máu. Cho vàochảo dầu nóng, rồi lật qua mặt kia thật nhanh (để cái nhau chắc lại thôi, chưacần chín). Lấy ra, thái miếng vừa phải. Ướp tỏi hoặc gừng, thêm chút nướcmắm. Rửa sạch cái chảo đã dùng, cho dầu, bắc lại lên bếp. Cho nhau vào,đảo đều tay, khi còn sền sệt thì nhấc ra (khô quá sẽ không ngon). Ăn ngay tạichỗ lúc còn nóng, nhâm nhi với rau thơm hay gừng tươi đã chuẩn bị từtrước. Bác ăn chừng chục cái là đã thấy sức khỏe khá hẳn lên, dễ ngủ. - Cho các thành viên khác trong gia đình đi kiểm tra phổi, bắt đầu từnhững người tiếp xúc nhiều với mình, để được điều trị nếu lây bệnh. Với cáccháu nhỏ, nếu bị sơ nhiễm lao, nên cho dùng Rimifon với thời gian khôngdưới 6 tháng. - Thường xuyên phơi nắng các vật dụng (quần áo, chăn màn, bátđũa...) và mở cửa cho ánh mặt trời chiếu nhiều vào nhà. 333. Khạc ra máu dai dẳng Cháu có đứa em gái thỉnh thoảng bị khạc ra máu (mỗi lần như vậythấy nhờn nhờn nơi cổ và cứ thế oẹ ra khá nhiều), đi bệnh viện nhi địaphương hai lần đều được chẩn đoán là viêm phổi thùy, khạc ra máu, chữatrị mãi không hết. Đến bệnh viện lao thì họ bảo không phải bệnh lao vàkhông nhận chữa. Hiện nay em cháu vẫn cứ như vậy. ...