Danh mục

Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng - Phần 6

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.18 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Túi dịch" sau khi mổ thoát vị bẹn "Cháu mổ thoát vị bẹn mới được hai ngày thì phát hiện ra một túi dịch căng tròn trên tinh hoàn trái (trước đó không có). Cháu xuất viện vào ngày thứ 9 sau mổ, vẫn nguyên túi dịch đó. Về nhà 1 tuần, thấy túi dịch không tự mất đi như vị bác sĩ mổ đã bảo, cháu đi siêu âm thấy nó có kích thước 4,9 x 3,9 cm. Trở lại bệnh viện, cháu được chính ông bác sĩ mổ chọc hút dịch, nhưng sau đó nó vẫn còn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng - Phần 6 500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng Phần 6 351. Túi dịch sau khi mổ thoát vị bẹn Cháu mổ thoát vị bẹn mới được hai ngày thì phát hiện ra một túi dịchcăng tròn trên tinh hoàn trái (trước đó không có). Cháu xuất viện vào ngàythứ 9 sau mổ, vẫn nguyên túi dịch đó. Về nhà 1 tuần, thấy túi dịch không tựmất đi như vị bác sĩ mổ đã bảo, cháu đi siêu âm thấy nó có kích thước 4,9 x3,9 cm. Trở lại bệnh viện, cháu được chính ông bác sĩ mổ chọc hút dịch,nhưng sau đó nó vẫn còn và gây đau. Cháu hoang mang và chán đời quá. Tình hình của cháu vẫn sáng sủa. Cái túi dịch mà cháu nói, ban đầukhông phải chứa chất dịch. Đó là máu đã rỉ ra trong quá trình mổ (và cả saumổ) từ những vết rạch không được cầm máu kỹ. Nếu được băng ép tốt,những chỗ rỉ nay sẽ tự cầm. Nhưng ở cháu, có một điều mà không biết vịbác sĩ mổ có nhận ra không: Túi thoát vị của cháu không nằm nửa chừng(như một ngón găng tay), mà nó xuống gần tinh hoàn, như cái ống. Do đặcđiểm này mà máu rỉ tích tụ dần thành một túi máu; nếu được chọc hút triệtđể ngay lúc phát hiện, sẽ không để lại di chứng. Thời gian trôi đi, máu trong túi kia biến chất để thành chất dịch. Lúcnày, cái được chọc hút không còn là máu, và nó đã để lại di chứng là các môxơ sinh ra trong quá trình hấp thu chất dịch. Túi máu này có thể tránh được, nếu phẫu thuật viên sau khi tái tạothành bụng để chữa thoát vị bẹn đã thanh toán giúp cái ống nói trên bằngcách khâu lộn nó ra (như kiểu ta lộn ngược cái vỏ chanh đã vắt), một độngtác đơn giản chỉ mất 1 phút. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là xem cháu đã hết thoát vị chưa. Nếuđã hết, thì coi như phẫu thuật tái tạo thành bụng đã thành công. Còn dichứng nói trên tuy làm cháu phải bận tâm nhưng chắc chắn không ảnhhưởng gì đến sức khỏe nói chung và hoạt động giới tính nói riêng, dần dà sẽhết. 352. Nứt hậu môn Mỗi lần đi ngoài, cháu rất khổ vì đau rát ở hậu môn và khi lau thấycó rớm máu. Xin cho biết cách chữa. Hiện chưa có thuốc đặc trị chứng nứt hậu môn như trường hợp củacháu. Nên thường xuyên giữ ẩm cho vùng hậu môn bằng cách bôi Glycérinehoặc Vaseline pure, kem chống nẻ..., nhất là khi trời hanh khô. Vào thời gianvết nẻ lành và chưa tái lại, khi tắm, cháu có thể dùng khăn mềm thấm nướcấm cọ nhẹ lên vùng quanh hậu môn, nhằm làm mỏng bớt lớp sừng xungquanh để hạn chế độ sâu của các vết nứt. Giữ cho phân luôn mềm bằng cách ăn nhiều rau xanh, uống nhiềunước, nhất là mùa nực, khi trời hanh khô. 353. U đại tràng Bà cháu năm nay gần 70 tuổi, sức khỏe bình thường, nhưng gần đâybà hay bị cuộn bụng từ dưới lên rồi nôn ra, bất cứ lúc no hay lúc đói. Xincho gia đình cháu một lời khuyên. Nhiều khả năng bà cháu bị u đại tràng, thỉnh thoảng gây bán tắc ruột(đau quặn bụng từng cơn, không trung tiện được, nôn khan hoặc nôn ra thứcăn, một lúc sau thì mọi chuyện trở lại bình thường). Gia đình nên sớm cho bà đi khám tại một bệnh viện có trang bị và kỹthuật tốt, để nếu đúng như vậy thì có thể xét phẫu thuật cho bà. Bởi vì trongđiều kiện hiện nay, việc mổ người cao tuổi bảo đảm an toàn hơn trước kia. Trong khi chờ đợi, hoặc nếu không có chỉ định phẫu thuật, cần chú ýcho bà uống nhiều nước để giúp cho phân mềm; tránh các thức ăn khó tiêu;dùng các thức ăn nhuận tràng (khoai lang, đu đủ, rau xanh nấu nhừ...). Nếu đúng là u đại tràng thì ở bà là u ác tính; nếu cứ để vậy, u sẽ pháttriển nặng dần. Nếu còn mổ được, chắc chắn bà sẽ sống thêm, được bao lâulà tùy thuộc vào tình hình cụ thể; và nhất là những ngày cuối đời của bà sẽnhẹ nhàng hơn nhiều. 354. Khi bị loét bờ cong nhỏ dạ dày Mẹ em đau bụng vùng dưới xương mỏ ác đã lâu, năm kia đã đượcbác sĩ cho chụp X-quang dạ dày, chẩn đoán là loét bờ cong nhỏ và khuyênvào nằm viện để mổ luôn, nhưng mẹ em ngần ngại. Gần đây đau tăng, khôngăn uống gì được nên mẹ em muốn mổ, thì gia đình chúng em lại lo lắng vìsức khỏe sút kém nhanh của mẹ. Tình hình không còn đơn giản như hai năm trước đây, cho nên khi emnhận được thư riêng của tòa soạn hay đọc giải đáp này trên báo, em nhớ giữkín đừng cho mẹ biết nhé! Về thuật ngữ y học, khi nói đến bệnh dạ dày (bao tử), một số thầythuốc và kỹ thuật viên thường nói gộp dạ dày - tá tràng (do chỗ phần cuốidạ dày nối vào hành tá tràng, trông giống tựa như củ hành). Vì nói gộp hộichứng dạ dày tà tràng, viêm loét dạ dày tá tràng nên nội dung khá mơ hồvà nhất là dễ gây ngộ nhận cho bệnh nhân cũng như gia đình họ. Thực tế thì tuy cùng là loét, cùng gây đau ở vùng thượng vị, nhưngloét dạ dày khác loét hành tá tràng về triệu chứng lâm sàng, diễn biến và tiênlượng bệnh. Nói chung, loét hành tá tràng gây đau bụng lúc đói, ăn vào thì đỡ,không bị ung thư hóa; còn loét dạ dày gây đau khi no, nôn hết ra hoặc tiêuhóa xong thì đỡ, thường có nguy cơ bị ung thư hóa, nhất là khi loét ở phầnđứng của bờ cong nhỏ dạ dày. Vị bác sĩ khuyên mẹ em vào nằm viện để mổ luôn rất có lý, tiếcrằng chúng ta đã bỏ lỡ mất cơ hội. Rất nhiều khả năng ổ loét dạ dày của mẹđã bị ung thư hóa theo quy luật diễn tiến của nó. Trước tiên, phải cho mẹ em vào vào điều trị nội trú tại một bệnh việncó các phẫu thuật viên vững tay nghề và giàu kinh nghiệm. Còn triển vọngcó mổ được nữa hay không sẽ do bệnh viện quyết định sau khi có đầy đủ cứliệu. Tuy nhiên, có hai điểm mà gia đình em cần nắm rõ để có thể chủ độngtrong từng tình huống: - Nếu loét ung thư hóa ở phần ngang của bờ cong nhỏ (điều rất maymắn), các bác sĩ phải cắt tới 3/4, thậm chí 4/5 dạ dày (trường hợp loét đơnthuần chì chỉ cắt 2/3). - Nếu loét ung thư hóa ở phần đứng của bờ cong nhỏ, phải cắt ...

Tài liệu được xem nhiều: