Các bước cơ bản thực hành trên phần mềm dự toán giá xây dựng của tác giả Lê Vinh trình bày 9 bước thực hành, bước 1: Bật phần mềm, chọn cơ sở dữ liệu, bước 2: Chèn các thông tin và thông số vào sheet TS, bước 3: Tra mã hiệu đơn giá, bước 4: Phân tích vật tư, bước 5: Tổng hợp và tính chênh lệch vật tư, bước 6: Thao tác với bảng chênh lệch vật tư, bước 7: Bù giá ca máy, bước 8: Tính đơn giá chi tiết và dự toán dự thầu, bước 9: Tìm hiểu một số tiện ích khác của phần mềm dự toán GXD.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các bước cơ bản thực hành trên phần mềm dự toán giá xây dựng - Lê Vinh DIỄN ĐÀN GIÁ XÂY DỰNG www.giaxaydung.vn ___________________________ CÁC BƢỚC CƠ BẢN THỰC HÀNH TRÊN PHẦN MỀM DỰ TOÁN GIÁ XÂY DỰNG (Tài liệu phục vụ lớp Đo bóc tiên lượng và Lập dự toán do Công ty Giá xây dựng tổ chức) Tác giả: Lê Vinh Biên soạn lần 2: Tháng 8/2011 – Theo phiên bản mới nhất của phần mềmHướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 1 Lưu ý: Hướng dẫn này hỗ trợ cho phương pháp lập dự toán theo đơn giá Địa phương. Trước hết các bạn hãy hiểu bản chất cơ bản của phần mềm dự toán: Phần mềm nào cũng chạy trên một bộ cơ sở dữ liệu (trong đó thông thường là Định mức và Đơn giá tỉnh, thành phố hoặc ngành và thường gọi là Đơn giá địa phương). Nhưng đơn giá đó được xây dựng từ một thời gian nào đó (2006, 2007, 2008 ….), vì vậy cần phải bù các khoản chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công….Bên cạnh đó, thông thường đơn giá ban hành là Đơn giá XD không đầy đủ nên cần phải tính thêm các khoản như Trực tiếp phí khác, CP chung, Thu nhập chịu thuế tính trước, Thuế GTGT, Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công theo đúng hướng dẫn của Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 25/05/2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Vậy cách và các bước làm thế nào? Bước 1: Bật phần mềm, Chọn cơ sở dữ liệu Bật phần mềm, nếu là office 2007 thì phải vào add-ins thì mới thấy các thanh công cụ Bước đầu tiên là các bạn phải luôn lựa chọn cơ sở dữ liệu (CSDL) cho file dự toán. Nên copy CSDL có từ đĩa CD vào một chỗ nào đó dễ tìm nhất, ví dụ: ổ C/DutoanGXD Lưu ý: Luôn phải chọn CSDL và chọn đúng loại CSDL, Nếu không chọn đúng CSDL thì các thao tác về sau dễ bị gặp lỗi, cũng cần để ý thêm là các đường link CSDL phải được kích hoạt (có dấu chấm (.) hoặc dấu * phía trước). Về cơ bản CSDL gồm 2 phần: Phần chung: Gồm Định mức, Phụ lục vữa và Từ điển vật tư Phần riêng: Đơn giá và Giá vật tư các tỉnh Hình 1.1 – Lựa chọn cơ sở dữ liệu Hình 1.2 – Hộp cơ sở dữ liệuHướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 2 Nếu chưa có CSDL sẵn lưu trong máy tính thì ở phiên bản mới được cập nhật cuối tháng 7/2011, Tác giả đã update thêm một Sheet có tên CSV trong đó có đường link download các Đơn giá địa phương và ngành. Hình 1.3 – Hình ảnh link các đơn giá trong Sheet CSV Bước 2: Chèn các thông tin và thông số vào sheet TS Các thông số ban đầu rất quan trọng, đặc biệt là các hệ số, định mức tỷ lệ, giá nhiên liệu năng lượng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị công trình và tính chính xác của bảng dự toán mà các bạn đang lập Thông tin: Tên công trình, hạng mục, Chủ đầu tư vv… Hệ số: Hệ số nhân công, máy thi công (nếu có) Các định mức tỷ lệ: Trực tiếp phí khác, Chi phí chung, Lãi chịu thuế tính trước, Thuế GTGT, Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (Tra thông tư 04/2010/TT-BXD hoặc ngay bên cạnh phần ẩn trang của sheet cũng có) Các thông số khác: Chế độ tiền lương mới nhất; Giá xăng dầu nhiên liệu năng lượng theo thời điểm hiện tại vv.. Hình 2.1– Sheet thông số TS, Phần các hệ số định mức tỷ lệ Các bạn lưu ý trong hình 2.1 ở trên:Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 3 Vật liệu ít khi có hệ số, do chúng ta dùng bù trừ trực tiếp (chênh lệch vật liệu) Hệ số nhân công, máy thi công lấy theo các quyết định của UBND tỉnh, thành phố hoặc các Tập đoàn, Tổng công ty vv… về việc điều chỉnh dự toán. Nếu dùng phương pháp bù trừ trực tiếp (tính chênh lệch) thì hệ số này để bằng 1. Hiện nay để cập nhật nhanh chế độ chính sách theo tiền lương mới, các Chủ đầu tư thường chấp nhận công thức tính hệ số điều chỉnh nhân công như sau: Knc = Lương TT vùng mới nhất/ Lương TT trong đơn giá Các định mức tỷ lệ ở dưới tra trong thông tư 04/2010 Thuế suất GTGT theo Thông tư mới nhất của Bộ Tài chính hướng dẫn luật thuế GTGT (hiện nay vẫn là 10% cho đầu ra công trình xây dựng) Hình 2.2– Sheet thông số TS , Phần chế độ tiền lương Các bạn lưu ý trong hình 2.2 ở trên: Lương tối thiểu chung lấy theo Nghị định của Chính phủ về tiền lương TT chung (thời điểm này là NĐ 22/2011) Lương tối thiểu vùng lấy theo Nghị định của Chính phủ về tiền lương TT vùng (thời điểm này là NĐ 108/2010). Các bạn phải để ý công trình của mình thuộc vùng nào quy định trong Phụ lục 1 của Nghị định. Các khoản phụ cấp, lương phụ, khoán trực tiếp vv… có thể kiểm tra tại phần thuyết minh của Đơn giá xây dựng, lắp đặt c ...