Các cam kết của Việt Nam về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại CPTPP - một số đánh giá và khuyến nghị
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 300.69 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CPTPP - Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - hiện đang được Quốc hội Việt Nam xem xét để phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Bài viết tập trung giới thiệu, đánh giá các cam kết về đầu tư của Việt Nam trong CPTPP, từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho việc thực thi các cam kết đó của Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các cam kết của Việt Nam về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại CPTPP - một số đánh giá và khuyến nghị KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 5. CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CPTPP - MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ Lương Thị Thu Hà(*) Tóm tắt CPTPP - Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - hiện đang được Quốc hội Việt Nam xem xét để phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. CPTPP được dự đoán sẽ mang tới cho Việt Nam nhiều cơ hội, trong đó có cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước thành viên, đặc biệt là những nước mà Việt Nam chưa từng ký kết Hiệp định thương mại tự do. Để kịp thời nắm bắt cơ hội này và để thực thi có hiệu quả các cam kết về đầu tư tại CPTPP, Việt Nam cần tiến hành rà soát, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật có liên quan trong nước, đặc biệt là những quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài cho phù hợp với các cam kết về đầu tư trong CPTPP. Bài viết tập trung giới thiệu, đánh giá các cam kết về đầu tư của Việt Nam trong CPTPP, từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho việc thực thi các cam kết đó của Việt Nam trong thời gian tới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 08 tháng 3 năm 2018, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific (*) Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Email: luonghaneu@yahoo.com 63 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Partnership) đã được Việt Nam cùng với 10 quốc gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore ký kết chính thức. CPTPP được nhận định là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) với những cam kết bao trùm lên nhiều lĩnh vực như cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, lao động, môi trường… với những tiêu chuẩn cao, thậm chí vượt lên trên các tiêu chuẩn của WTO mà chúng ta hiện nay đang áp dụng. Trong văn kiện chính thức được 11 nước thành viên công bố hồi tháng 2 năm 2018, CPTPP đã có những quy định khá toàn diện về tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư như các nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc đối xử quốc gia trong đầu tư, quyền của nhà đầu tư và của nước tiếp nhận đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp…CPTPP tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư qua biên giới. Vì vậy, xét về khía cạnh đầu tư, có thể dự đoán rằng khi Hiệp định này được thực thi sẽ góp phần thu hút FDI từ các nhà đầu tư đến từ các nước thành viên Hiệp định đến Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện tại, trong 11 quốc gia thành viên của CPTPP hiện đã có 6 quốc gia là Mexico, Nhật Bản, Singapore, Canada, Australia và New Zealand chính thức phê chuẩn hiệp định này. Như vậy, CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 [1]. Tại Việt Nam, CPTPP đang được Quốc hội Việt Nam đưa ra xem xét để phê chuẩn trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV lần này. Để kịp thời thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư thuộc các quốc gia thành viên CPTPP, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần phải nắm vững các cam kết của Việt Nam, tiến hành rà soát, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật có liên quan trong nước, đặc biệt là những quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài cho phù hợp với các cam kết về đầu tư trong CPTPP, sẵn sàng cho việc thực thi một cách có hiệu quả các cam kết của CPTPP trong thời gian tới. 2. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Đối với các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh chung theo pháp luật của nước chấp nhận đầu tư, nhà đầu tư đó còn phải đáp ứng thêm những điều kiện đầu tư nhất định mà nước chấp nhận đầu tư quy định riêng cho nhà đầu tư nước ngoài. Mục đích của việc đặt ra các điều kiện đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài là nhằm hạn chế đầu tư nước ngoài trong một số ngành, 64 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP lĩnh vực nhất định, bảo hộ các nhà đầu tư trong nước, bảo vệ an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng, điều tiết nền kinh tế. Hiện nay, các điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định tập trung tại Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Theo đó, các nhà nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện một dự án đầu tư tại Việt Nam hiện nay, thì tùy từng ngành, nghề đầu tư kinh doanh nhất định (gọi là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện), có thể phải đáp ứng một hay một số các điều kiện đầu tư sau đây [2]: - Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: Điều kiện này buộc nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện một dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam dưới hình thức thành lập một tổ chức kinh tế thì chỉ được/hoặc phải sở hữu một tỷ lệ vốn điều lệ nhất định trong tổ chức kinh tế đó. Ví dụ: theo quy định tại Nghị định số 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, điều kiện để thành lập một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài là có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 30% vốn điều lệ [3]. - Điều kiện về hình thức đầu tư: Điều kiện này buộc nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư, kinh doanh những ngành, nghề đầu tư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các cam kết của Việt Nam về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại CPTPP - một số đánh giá và khuyến nghị KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 5. CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CPTPP - MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ Lương Thị Thu Hà(*) Tóm tắt CPTPP - Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - hiện đang được Quốc hội Việt Nam xem xét để phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. CPTPP được dự đoán sẽ mang tới cho Việt Nam nhiều cơ hội, trong đó có cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước thành viên, đặc biệt là những nước mà Việt Nam chưa từng ký kết Hiệp định thương mại tự do. Để kịp thời nắm bắt cơ hội này và để thực thi có hiệu quả các cam kết về đầu tư tại CPTPP, Việt Nam cần tiến hành rà soát, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật có liên quan trong nước, đặc biệt là những quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài cho phù hợp với các cam kết về đầu tư trong CPTPP. Bài viết tập trung giới thiệu, đánh giá các cam kết về đầu tư của Việt Nam trong CPTPP, từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho việc thực thi các cam kết đó của Việt Nam trong thời gian tới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 08 tháng 3 năm 2018, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific (*) Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Email: luonghaneu@yahoo.com 63 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Partnership) đã được Việt Nam cùng với 10 quốc gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore ký kết chính thức. CPTPP được nhận định là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) với những cam kết bao trùm lên nhiều lĩnh vực như cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, lao động, môi trường… với những tiêu chuẩn cao, thậm chí vượt lên trên các tiêu chuẩn của WTO mà chúng ta hiện nay đang áp dụng. Trong văn kiện chính thức được 11 nước thành viên công bố hồi tháng 2 năm 2018, CPTPP đã có những quy định khá toàn diện về tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư như các nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc đối xử quốc gia trong đầu tư, quyền của nhà đầu tư và của nước tiếp nhận đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp…CPTPP tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư qua biên giới. Vì vậy, xét về khía cạnh đầu tư, có thể dự đoán rằng khi Hiệp định này được thực thi sẽ góp phần thu hút FDI từ các nhà đầu tư đến từ các nước thành viên Hiệp định đến Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện tại, trong 11 quốc gia thành viên của CPTPP hiện đã có 6 quốc gia là Mexico, Nhật Bản, Singapore, Canada, Australia và New Zealand chính thức phê chuẩn hiệp định này. Như vậy, CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 [1]. Tại Việt Nam, CPTPP đang được Quốc hội Việt Nam đưa ra xem xét để phê chuẩn trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV lần này. Để kịp thời thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư thuộc các quốc gia thành viên CPTPP, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần phải nắm vững các cam kết của Việt Nam, tiến hành rà soát, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật có liên quan trong nước, đặc biệt là những quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài cho phù hợp với các cam kết về đầu tư trong CPTPP, sẵn sàng cho việc thực thi một cách có hiệu quả các cam kết của CPTPP trong thời gian tới. 2. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Đối với các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh chung theo pháp luật của nước chấp nhận đầu tư, nhà đầu tư đó còn phải đáp ứng thêm những điều kiện đầu tư nhất định mà nước chấp nhận đầu tư quy định riêng cho nhà đầu tư nước ngoài. Mục đích của việc đặt ra các điều kiện đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài là nhằm hạn chế đầu tư nước ngoài trong một số ngành, 64 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP lĩnh vực nhất định, bảo hộ các nhà đầu tư trong nước, bảo vệ an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng, điều tiết nền kinh tế. Hiện nay, các điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định tập trung tại Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Theo đó, các nhà nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện một dự án đầu tư tại Việt Nam hiện nay, thì tùy từng ngành, nghề đầu tư kinh doanh nhất định (gọi là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện), có thể phải đáp ứng một hay một số các điều kiện đầu tư sau đây [2]: - Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: Điều kiện này buộc nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện một dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam dưới hình thức thành lập một tổ chức kinh tế thì chỉ được/hoặc phải sở hữu một tỷ lệ vốn điều lệ nhất định trong tổ chức kinh tế đó. Ví dụ: theo quy định tại Nghị định số 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, điều kiện để thành lập một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài là có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 30% vốn điều lệ [3]. - Điều kiện về hình thức đầu tư: Điều kiện này buộc nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư, kinh doanh những ngành, nghề đầu tư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định thương mại tự do Hệ thống văn bản pháp luật Luật Viễn thông Luật Phá sản Luật Kinh doanh bất động sảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
17 trang 216 0 0
-
Pháp luật kinh doanh bất động sản
47 trang 213 4 0 -
Mẫu Hợp đồng mua bán căn hộ (Mẫu 2)
90 trang 120 0 0 -
Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH
14 trang 109 0 0 -
Vấn đề phát triển bền vững trong lao động sau hai năm thực thi EVFTA
10 trang 106 0 0 -
12 trang 93 0 0
-
Tiểu luận: Thực trạng về phá sản tại Việt Nam hiện nay
33 trang 88 0 0 -
7 trang 63 0 0
-
36 trang 54 0 0