Thông tin tài liệu:
Thế nào là độ mở của ống kính?Độ mở của ống kính là thuộc tính quan trọng thứ hai sau chiều dài tiêu cự. Lấy mắt người làm ví dụ. Tròng mắt có một đồng tử có thể co dãn để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt tuỳ vào tình trạng ánh sáng tự nhiên. Lúc trời tối, đồng tử mở rộng để cho nhiều ánh sáng vào hơn, khi ra ngoài nắng nó lại co vào để giảm lượng ánh sáng, tránh làm hỏng mắt. Phần lớn cá ống kính máy ảnh đều có một cơ cấu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ỐNG KINH – Phần 2
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
VỀ ỐNG KINH – Phần 2
V.16. Thế nào là độ mở của ống kính?Độ mở của ống kính là thuộc tính
quan trọng thứ hai sau chiều dài tiêu cự. Lấy mắt người làm ví dụ. Tròng mắt có
một đồng tử có thể co dãn để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt tuỳ vào tình trạng
ánh sáng tự nhiên. Lúc trời tối, đồng tử mở rộng để cho nhiều ánh sáng vào hơn,
khi ra ngoài nắng nó lại co vào để giảm lượng ánh sáng, tránh làm hỏng mắt. Phần
lớn cá ống kính máy ảnh đều có một cơ cấu tương tự đồng tử của mắt người- một
màng chắn bằng kim loại hoặc nhựa có thể điều chỉnh để kiểm soát lượng ánh
sáng đi qua. Chính cái lỗ có kích thước thay đổi được trên cái màng chắn đó được
gọi là độ mở của ống kính và được biểu thị bằng một giá trị số học ký hiệu là f.
Giá trị này quyết định lượng ánh sáng sẽ được ống kính cho đi qua và là tỷ số giữa
chiều dài tiêu cự và đường kính lỗ mở trên màng chắn.
Ví dụ, ta chỉnh đường kính lỗ mở của ống kính 50mm bằng 6,25mm, ta có
khẩu độ f/8 (50/6,25=8). Nói chung, cứ mỗi lần chỉnh tăng hoặc giảm khẩu độ một
nấc là ta đã tăng gấp hai hoặc giảm đi một nửa diện tích của lỗ mở. Vì bản thân
khẩu độ đã chứa yếu tố chiều dài tiêu cự (tử số) nên mỗi ống kính đều cho một
lượng sáng như nhau đi qua nếu được đặt ở cùng một giá trị khẩu độ bất kể chiều
dài tiêu cự của ống kính là bao nhiêu (tất nhiên không tính đến sự hao hụt ánh
sáng vì phải đi qua nhiều thấu kính).
Dãy khẩu độ thông dụng của ống kính phim 35mm và các máy ảnh số SLR:
1.0 1.4 2 2.8 4 5.6 8 11 16 22 32
tuy nhiên phần lớn các ống kính đều không có đủ cả dãy khẩu độ trên.
Mỗi lần chuyển khẩu độ một nấc là ta tăng hoặc giảm lượng sáng đi hai lần
đồng thời tăng hoặc giảm diện tích lỗ mở hai lần, chuyển từ f/2.8 sang f/4 là giảm
lượng sáng đi hai lần và giảm diện tích lỗ mở hai lần, ta có một dãy số với công
bội bằng 1,4 (căn bậc hai của 2) mặc dù khi in trên ống kính theo truyền thống
người ta chỉ in theo dãy số trên.Ống kính của các định dạng phim lớn có thể có giá
trị khẩu độ nhỏ hơn nữa như f/64 chẳng hạn.
Dãy số này có vẻ phức tạp nhưng thật ra khá đơn giản, chỉ cần nhớ hai số
đầu 1.0 và 1.4, sau đó nhân đôi lên, 1.0 thành 2; 4; 8 rồi 16; 32 còn 1.4 thành 2.8;
5.6; 11 rồi 22.
Tránh lẫn, số nhỏ (2.8 chẳng hạn) tương ứng với đường kính lỗ sáng lớn, ta
có nhiều ánh sáng hơn (“mở khẩu”), số to (f/22) tương ứng với lỗ sáng nhỏ, ta có
ít ánh sáng hơn (“khép khẩu”). Ngoài việc làm thay đổi thời chụp, khẩu độ ảnh
hưởng đến vùng ảnh rõ (DOF).
Chữ f thường được in nghiêng chỉ để cho đẹp, dấu chéo để chỉ phân số, ví
dụ: f/4 chỉ độ mở bằng một phần tư chiều dài tiêu cự. Chữ f thay cho “focal”,
“factor” hay “focal length” tuỳ ý thích của bạn.
Lưu ý là không phải tất cả các ống kính đều chỉnh khẩu độ bằng lỗ màng
chắn. Nhiều ống kính chỉ có một khẩu độ duy nhất mà thôi. Các ống kính dạng
gương phản chiếu không có lỗ mở nên không chỉnh được khẩu độ, các máy ảnh rẻ
tiền- loại dùng một lần- cũng có một giá trị khẩu độ thôi.
V.17. Thế nào là các ống kính nhanh và ống kính chậm?
Đây chỉ là một thuật ngữ đời thường để chỉ giá trị khẩu độ tối đa mà ống
kính có thể đạt được. Ống kính chậm có khẩu độ tối đa khá nhỏ, cho ít ánh sáng đi
qua và để duy trì thời chụp tốt ta cần giảm tốc độ chụp, ống kính nhanh thì trái lại,
giá trị khẩu độ tối đa khá lớn, cho nhiều ánh sáng đi qua và ta có thể để tốc độ
chụp nhanh.
Khẩu độ lớn cho nhiều ánh sáng đi qua, vì vậy ta thường thích các ống kính
nhanh hơn các ống kính chậm. Thứ nhất, ống kính nhanh cho phép chụp cả nơi
thiếu sáng sử dụng ánh sáng tự nhiên, không cần ánh sáng nhân tạo. Thứ hai, ống
kính nhanh nhìn qua khung ngắm dễ hơn vì ra có nhiều ánh sáng đi qua hơn.
Một ống kính có khẩu tối đa là f/1.4 là một ống kính nhanh, nếu chỉ đạt 5.6
thì khá chậm. Vì khẩu độ có liên quan đến cả chiều dài tiêu cự nên thường khá dễ
dàng chế tạo các ống kính 50 mm nhanh (khẩu tối đa thường đạt 1.8) nhưng rất
khó chế tạo các ống kính 200 có khẩu tối đa lớn như trên.
Nói chung, thiết kế một ống kính nhanh phức tạp hơn ống kính chậm nên
thường đắt hơn. Chế tạo ống kính nhanh đa tiêu cự khó hơn chế tạo ống kính
nhanh một tiêu cự. Ống kính nhanh thường kích cỡ lớn hơn ống kính chậm cùng
tiêu cự.
Các ống kính tự động lấy nét của hệ EOS có mô tơ lấy nét đặt trong ống
kính chứ không phải trong thân máy. Một số ống kính lấy nét nhanh hơn các ống
kính khác, tuy nhiên đây hoàn toàn là khái niệm khác, không phải nói đến đặc tính
quang học đang bàn ở trên.
V.18. Vùng ảnh rõ (depth of field) là gì?
Khi lấy nét lên một vật thể nào đó, vật thể này không phải là thứ duy nhất
hiện lên sắc nét. Những vật thể gần hơn hoặc xa hơn vật thể chính này cũng có thể
hiện nên sắc nét tuy không được như đối tượng chính. Khoảng cách giữa các đối
tượng hiện hình tương đố ...