Danh mục

Các cây thuốc - vị thuốc Đông y - CÂY CHỔI XỂ

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.93 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÂY CHỔI XỂ Herba BaeckeaeTên khác: Chổi sể, Thanh cao, Cây chổi trện.Tên khoa học: Baeckea frutescens L., họ Sim (Myrtaceae).Mô tả: Cây bụi, phân nhánh nhiều, cao 50 - 150cm. Lá mọc đối, hình dải hay hình dùi dạng dải, dài 5 - 8mm, rộng 0,4 - 0,6mm, đầu nhọn, không lông, có tuyến mờ nâu, cuống rất ngắn.Hoa mọc đơn độc ở nách lá, lưỡng tính, màu vàng trắng, đường kính cỡ 2 - 3mm; cuống hoa cỡ 1mm, mang ở giữa 2 lá bắc rất nhỏ, sớm rụng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các cây thuốc - vị thuốc Đông y - CÂY CHỔI XỂ Các cây thuốc - vị thuốc Đông y (phần 4)CÂY CHỔI XỂCây Chổi xểCÂY CHỔI XỂHerba BaeckeaeTên khác: Chổi sể, Thanh cao, Cây chổi trện.Tên khoa học: Baeckea frutescens L., họ Sim (Myrtaceae).Mô tả: Cây bụi, phân nhánh nhiều, cao 50 - 150cm. Lá mọc đối, hình dải hay hìnhdùi dạng dải, dài 5 - 8mm, rộng 0,4 - 0,6mm, đầu nhọn, không lông, có tuyến mờnâu, cuống rất ngắn.Hoa mọc đơn độc ở nách lá, lưỡng tính, màu vàng trắng, đường kính cỡ 2 - 3mm;cuống hoa cỡ 1mm, mang ở giữa 2 lá bắc rất nhỏ, sớm rụng. Đài hoa hình ống, dàicỡ 1mm, chia 5 thùy hình tam giác, tồn tại; cánh hoa 5, gần tròn, dài cỡ 4mm; nhị10, ít khi 8, ngắn hơn cánh hoa; bầu ha,̣ 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn.Quả nang nhỏ, dài cỡ 1mm, mở theo đường rách ngang; hạt có cạnh.Bộ phận dùng: Lá, phần trên mặt đất.Phân bố: Cây mọc rất nhiều trên các đồi khô miền Trung Du, từ Hà Bắc, QuảngNinh, Bắc Thái, Vĩnh Phú đến Thừa Thiên - Huế, Quang Nam - Ðà Nẵng, PhúYên, thường mọc chung với Sim, Mua, Tràm, có khi mọc thành rừng.Thu hái: Cây lúc đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cắt lấy tinh dầu màdùng.Thành phần hóa học: Toàn cây chứa tinh dầu màu vàng nhạt, thơm gần như dầukhuynh diệp với tỷ lệ 0,5-0,7%. Ở nước ta, tinh dầu Chổi chứa 35% a- thuyon vàa- pinen, 4% limonen, 15% cineol, 11% ylangen. Tuỳ xuất xứ mà thành phần cóthể khác nhau.Công năng: Tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sátkhuẩn.Công dụng:Thân, cành dùng làm chổi và cất dầu thơm để dùng trong y dược.Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm,nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kémtiêu, ỉa ra máu và kinh nguyệt không đều.Rượu chổi dùng xoa bóp chữa thấp khớp. Hoa chổi dùng làm thuốc điều kinh vàăn uống kém tiêu.Cách dùng, liều lượng: Sắc lá và hoa làm nước uống (6-8g). Đốt cây khô để xông,dùng tinh dầu xoa bóp.Bài thuốc:1. Chữa phong thấp đau xương, đau bụng lạnh dạ, nôn, ỉa, dùng cành và hoa láChổi 20-40g sắc uống. Ngoài dùng dầu Chổi xoa bóp hoặc dùng cành lá Chổi đểđốt xông hơi.2. Chữa chân thũng sưng hay lở ngứa; nấu nước cây Chổi để ngâm rửa.3. Chữa kinh bế hay chậm thấy kinh, dùng hoa Chổi, lá Móng tay, mỗi vị 40g;Nghệ đen; Ngải máu, mỗi vị 10-20g sắc uống. Cấm dùng cho người có thai.CÂY KHÔICây KhôiCÂY KHÔIFolium Ardisiae SilvestrisTên khác: Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía.Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitard., họ Đơn nem (Myrsinaceae).Mô tả: Cây nhỏ cao tới 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọnhay các nhánh bên; phiến lá thon ngược dài 15-40cm, rộng 6-10cm, mặt trên màulục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới, mép lá córăng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 láđài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ.Hoa tháng 5-7, quả tháng 2.Phân bố: Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc và trung như: Lào Cai(Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh phúcc (Tam Đảo), Hà Tây (BaVì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành),Nghệ An (Qùi Châu), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Quảng Nam - ĐàNẵng.Bộ phận dùng: LáThành phần hoá học: Tanin.Công năng: Làm giảm độ acid của dạ dày.Công dụng: Chữa đau dạ dày.Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốckhác.Bài thuốc: Nhân dân miền ngược vùng Lang chánh, Ngọc lạc tỉnh Thanh hoáthường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh hoá đ ãkếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uốngchữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ởtỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối,lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắpnhọt cho trẻ. Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uốngcho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.CÂY LÁ NGÓNCây Lá ngónCÂY LÁ NGÓNTên khoa học: Gelsemium elegans Benth., họ Mã tiền (Loganiaceae).Mô tả: Cây lá ngón thuộc loại cây bụi leo, có nhiều cành leo dựa vào cây khác. Lámọc đối, màu xanh bóng, hình tròn, đầu nhọn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặcđầu cành, màu vàng, hình ống nhỏ, xòe 5 cánh. Mùa hoa từ tháng 6 - 10. Quả nangthon dài, màu nâu, chứa nhiều hạt. Hạt nhỏ, hình hạt đậu, màu nâu nhạt, có cánhmỏng phát tán theo gió rất xa. Cây lá ngón mọc hoang khắp nơi trong nước ta, phổbiến ở vùng rừng núi.Bộ phân dùng: lá, rễPhân bố: Cây mọc hoang ở một số vùng đồi, núi nước ta.Thành phần hoá học: Alcaloid (gelsemin, gelmicin...)Công dụng: Chữa mụn nhọt độc, chữa vết thương do ngã hay bị đánh đòn.Cách dùng, liều lượng: Giã nhỏ đắp ngoài hoặc sắc lấy nước rửa chỗ đau.Ghi chú: Cây Lá ngón là n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: