Danh mục

Các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất năm 1952 - Đại hội toàn quốc: Phần 2

Số trang: 203      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.03 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1 Tài liệu Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất năm 1952, phần 2 giới thiệu tới người đọc các nội dung: Báo cáo kết quả của đại hội, một số Tài liệu, hình ảnh tiêu biểu về phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ chống Pháp,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất năm 1952 - Đại hội toàn quốc: Phần 2 PHIÊN HỌP NGÀY 5 THÁNG 5 NĂM 1952 Có mặt trên ghế Chủ tịch Đoàn: cụ Tôn Đức Thắng, ông Trường Chinh, ôngNguyễn Văn Tạo, cụ Lê Đình Thám và các chiến sĩ La Văn Cầu, Nguyễn ThịChiên, Hoàng Hanh, Vũ Viết Thân. Chủ tịch điều khiển: ông Nguyễn Văn Tạo. Thư ký Đoàn đọc diễn văn của Ủy ban Liên Việt khu 4, của Hội nghị tổngkết Mường Phai của tỉnh Tuyên Quang, liên tổ nông dân xóm Mậu Ba, huyện YênBình, tỉnh Tuyên Quang gửi đến chào mừng Đại hội. Ông Nguyễn Văn Tạo thay mặt Chủ tịch Đoàn tuyên bố: đáng lẽ nếu có thìgiờ thì tất cả các chiến sĩ có mặt ở đây đều được trình bày thành tích với Đại hộithì là một việc rất hay, vì thành tích của các chiến sĩ mỗi người một vẻ, nhưng tiếckhông có thì giờ. Sau khi các chiến sĩ điển hình của các ngành đã trình bày thành tích, chắccác chiến sĩ đều muốn biết sau khi ra về nhiệm vụ của người chiến sĩ là thế nào vàsẽ phải làm gì. Chúng tôi xin giới thiệu đồng chí Trường Chinh, Tổng thư ký ĐảngLao động Việt Nam nói chuyện với Đại hội về quan niệm anh hùng mới và nhiệmvụ của các chiến sĩ. Ông Trường Chinh lên diễn đàn, Đại hội hoan hô nhiệt liệt. Ông Trường Chinh đã nói chuyện trong hai giờ về Thi đua ái quốc và Chủnghĩa anh hùng mới. I. NHỮNG NGƯỜI CON YÊU QUÝ CỦA DÂN TỘC Mấy hôm nay chúng ta đã nghe các chiến sĩ điển hình báo cáo thành tích thiđua trước Đại hội. Anh Ngô Gia Khảm: nêu gương phục vụ nhân dân không điều kiện, ba lầnbị nạn mà vẫn làm nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao cho, để xây dựng ngànhquân giới nước nhà. Anh Nguyễn Văn Thương: lập công trong việc làm cầu, vì quyết tâm, cósáng kiến và khéo động viên tinh thần công nhân, nên đã phá được mức kỹ thuật. 246 Anh Trần Đại Nghĩa: có công to trong việc xây dựng và phát triển ngànhquân giới Việt Nam, đã khéo áp dụng kỹ thuật mới vào điều kiện thiếu thốn củanước ta để chế vũ khí cần thiết của bộ đội giết giặc. Anh La Văn Cầu: nhờ bạn đồng đội chặt cánh tay bị thương ở tiền tuyến đểtiếp tục dùng thuốc nổ phá lô cốt địch, gây ra một phong trào vượt mọi khó khăn,làm tròn nhiệm vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. Anh Nguyễn Quốc Trị: trong 7 năm đánh 95 trận, một mình giết 204 địch vàbắt sống 139 tên, xông pha lửa đạn, 7 lần bị thương không hề lùi bước. Anh Giáp Văn Khương: người thanh niên dũng cảm, dẫn đầu tổ 3 người,đánh tung thâm trên vị trí Non Nước (Ninh Bình), diệt 6 lô cốt, bắt và giết 160 tênlính địch. Chị Nguyễn Thị Chiên: 22 tuổi, biểu dương tinh thần bất khuất trước mắtđịch, đánh du kích rất gan dạ và có nhiều mưu trí, đã chỉ huy du kích bắt 204 địch,bảo vệ Đảng và Chính quyền địa phương. Anh Nguyễn Quang Vinh: từ năm 1946 đến nay đã đánh 300 trận và trongchiến dịch Quang Trung, đã dùng thuốc nổ phá tan một tàu chiến của địch. Cụ Hoàng Hanh: chiến sĩ nông nghiệp, 65 tuổi, trước đã tham gia phong tràoXô viết Nghệ An, rất xuất sắc trong việc cải tiến lề lối làm việc và tăng năng suấtvề mọi mặt, cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi. Anh Hoàng Ngọc Nga: Một thanh niên Mường, đã thành công trong việc ápdụng phương pháp canh tác của đồng bào miền xuôi vào miền ngược. Chị Nguyễn Thị Thành: rất tận tụy và khôn khéo trong việc động viên dâncông, cứu thương binh, vận chuyển quân lương, vũ khí cho bộ đội đánh giặc. Ngoài ra, còn những chiến sĩ khác, trong đó có cán bộ gương mẫu, chiến sĩdiệt dốt, chiến sĩ học sinh vv…lập được nhiều thành tích đáng kể. Nhưng vì thờigian có hạn, tôi không thể nhắc lại hết ở đây. Những chiến sĩ đó mỗi người một vẻ, tuy khác nhau về thành tích, nhưnggiống nhau về mấy điểm sau này: 1. Là những người lao động (công nhân, cố, bần, trung nông hoặc là laođộng trí óc). 247 2. Nông nàn yêu nước và sâu sắc căm thù giặc 3. Đặt lợi ích của đoàn thể, của nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân mình. 4. Có tinh thần trách nhiệm rất cao. 5. Xung phong thi hành chính sách của Đảng và Chính phủ. 6. Gần gũi quần chúng, học tập quần chúng. 7. Có tinh thần tập thể. Đó là những chiến sĩ thi đua gương mẫu và những anh hùng mớ i, nhữngngười con yêu quý nhất của dân tộc ta. Dưới thời thuộc Pháp, anh chị em là những người bị áp bức bóc lột. Cáchmạng tháng Tám đã mang lại quyền lợi của anh chị em. Ngày nay, anh chị em đãtrở thành chủ nhân của nhà nước Dân chủ nhân dân. Cho nên anh chị em hy sinhphấn đấu, xông pha nơi tiền tuyến, khó khăn không chùn bước, nguy hiểm khôngsờn lòng. Anh chị em cần cù lao động, hăng hái tăng gia sản xuất để tự cải thiệnđời sống và đóng góp cho kháng chiến. Anh chị em chăm chỉ công tác để thực hiệnChỉ thị của Hồ Chủ tịch, của Đảng và Chính phủ. Dưới chế độ cũ, anh chị em bịbọn đế quốc và phong kiến hắt hủi bao nhiêu thì ngày nay được đề cao ...

Tài liệu được xem nhiều: