Danh mục

Các dấu hiệu của thơ tượng trưng trong bài Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.93 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài thơ Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ, xuất hiện lần đầu trên báo Ngày nay (số Tết 1940), in lại trong Xuân Thu nhã tập(1942) là một trong những bài thơ tiêu biểu mở đầu cho thơ tượng trưng hiện đại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các dấu hiệu của thơ tượng trưng trong bài "Màu thời gian" của Đoàn Phú Tứ Các dấu hiệu của thơ tượng trưng trong bài Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ Bài thơ Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ, xuất hiện lần đầu trên báo Ngày nay (số Tết1940), in lại trong Xuân Thu nhã tập(1942) là một trong những bài thơ tiêu biểu mở đầu chothơ tượng trưng hiện đại Việt Nam. Bài thơ đã được tác giả của Thi nhân Việt Nam vinhdanh: Trong thơ ta có lẽ không có bài nào khác tinh tế và kín đáo như thế(1). Sự tinh tế vàkín đáo ấy củaMàu thời gian phải chăng được tạo nên bởi các đặc trưng của thơ tượng trưng,bởi sự thức tỉnh của giác quan và tâm hồn tác giả? Giáo sư Trần Đình Sử khi bàn về thơ tượng trưng trong cuốn Những thế giới nghệthuật thơ đã khẳng định: Chủ đề của thơ tượng trưng là tiếng nói của thế giới, là khát vọngtìm kiếm cái bí ẩn ở đằng sau, bao gồm bản chất thế giới, các hiện tượng của tâm linh conngười, của thế giới cảm giác và vô thức(2). Khác với các bài thơ tượng trưng nói tiếng nóicủa thế giới, Màu thời gian bày tỏ và khơi gợi trong chúng ta cái khát vọng kiếm tìm sự bíẩn của thế giới tâm linh, thế giới cảm giác của con người đằng sau lời thơ, sau mỗi hình ảnhthơ và từ, ngữ. Bắt đầu từ nhan đề! Nhan đề Màu thời gian bản thân nó là một câu đố có tính triết học, mới nghe quatưởng chừng như đã có sẵn lời giải trong đó nhưng hoá ra không phải! Muốn hiểu được bềsâu tầng ý nghĩa của Màu thời gian, phải đọc toàn bộ bài thơ, và phải đọc đi đọc lại nhiều lầnmới phần nào hiểu được cái dụng ý của thi nhân. Thời gian là phi vật thể, cho nên nó khôngmàu, không mùi, không vị. Đặt vấn đề xác định màu của thời gian, Đoàn Phú Tứ dườngnhư muốn kể câu chuyện về đời người, cũng là câu chuyện về đời mình - một câu chuyệntâm tình(3). Trước khi nguồn gốc của bài thơ được chính những người bạn thân của Đoàn Phú Tứtrong nhóm Xuân Thu Nhã Tập làm sáng tỏ, bất cứ người nào đọc bài thơ có lẽ cũng đều cóchung một cảm giác như nhà nghiên cứu Nguyễn Sơn khi cho rằng đó là một bài thơ khônghiểu nổi, nó thanh thoát, nó lâng lâng, như khi nhìn áng mây trôi, khi ngắm dòng nướcchảy… nó lung linh như một khúc nhạc thiều..., nó chập chờn như một bóng Liêu Trai!(4).Nghĩa là người ta chỉ biết nó hay nhưng hay như thế nào thì không dễ gì mà nói cho rõ ràngmạch lạc được. Bởi lẽ, từ khi ra đời, thơ tượng trưng đã luôn mới mẻ và khó hiểu; người đọcthơ có cảm giác, có linh cảm về những điều thầm kín nhà thơ đang diễn tả, nhưng không cómấy người đọc gọi được tên những điều thầm kín, những điều bí mật ấy cho nên đành kínhnhi viễn chi, thích thì thích vậy chứ thực sự cũng chẳng hiểu bài thơ nói gì. Bài thơ gồm 18 dòng, chia thành 5 khổ. Hai khổ đầu mỗi khổ 3 dòng, viết theo thể tựdo, các dòng thơ dài ngắn đan xen. Ba khổ cuối mỗi khổ 4 dòng, viết theo thể thơ cổ: ngũngôn và thất ngôn. Toàn bài thơ có đến hơn 2/3 số từ mang thanh bằng(71/101). Điệpngữ: Màu thời gian, Hương thời gian; Điệp âm: anh; Hệ thống hình ảnh ẩn dụ chuyển đổicảm giác: tiếng chim thanh, gió xanh… Tất cả tạo cho lời thơ một âm điệu khoan thai, nhịpnhàng, đọc lên thấy ngân nga, vang xa, tác động trực tiếp vào giác quan và tâm hồn độc giả. Trong ý niệm của riêng tôi, bài thơ bao giờ cũng đẹp như một bức tranh lập thể. Cáchọa sĩ tranh lập thể thường sử dụng thủ pháp nghệ thuật cắt dán: đem các mảnh vụn khácnhau của đời sống mà ghép lại thành một chỉnh thể, để người xem có thể thưởng thức nó từnhiều góc độ. Cùng với trí tưởng tượng bay bổng, người xem thấy được các lát cắt khác nhaucủa đời sống con người và xã hội loài người. Bài thơ Màu thời gian có sự đan xen giữacác mảnh vụn của hiện tại và quá khứ với những hình ảnh vừa thuần tuý vừa tượng trưng, gợiấn tượng về thời gian. Thời gian được nhìn nhận như một vật thể có màu, có mùi, một sinhthể được cấu tạo bởi hai phần: vật chất và tinh thần. Đó là một thời gian biến ảo linh hoạt,sống động. Dấu ấn của sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ thể hiện ngay trong sự kết hợpđầy dụng ý của tác giả giữa thể thơ tự do (hiện tại) và thể thơ cổ (quá khứ). Ba dòng đầu của bài thơ là câu chuyện của hiện tại: Sớm nay tiếng chim thanh Trong gió xanh Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình Lắng nghe lời tâm sự của nhà thơ, ta cảm nhận ý thơ toát lên niềm hân hoan dịu nhẹ vềmột tình yêu trong hiện tại, một tình yêu mới, nên thơ, đầy ý vị mà tác giả rất nâng niu, trântrọng. Lẽ tất nhiên là cảm nhận này được gợi từ mỗi hình ảnh thơ: Sớm nay, tiếng chimthanh, gió xanh, hương ấm, xuân tình; nhưng nếu tách rời hình ảnh thơ ở khổ đầu với các khổsau thì lời thơ tự nó cũng không còn mang ý nghĩa ấy nữa. Nếu ba dòng thơ đầu là câu chuyện của hiện tại thì những câu thơ tiếp (khổ II,III, IV) lại là hồi ức về quá khứ hay câu chuyện về một thời đã xa. Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần Phi! Ta lặng dâng nàng Trời mây phảng phất nhuốm thời gian Thi nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: