Danh mục

CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU NHƯ THẾ NÀO TRONG DỰ ÁN LẬP QUI HOẠCH CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KHU VỰC SÔNG HỒNG ĐOẠN QUA HÀ NỘI

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.83 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đoạn sông Hồng qua Hà Nội là một đoạn sông vừa phân lưu, vừa phân lạch, vừa uốn khúc, lại chịu nhiều tác động mạnh mẽ của con người, nên diễn biến rất phức tạp. Hồ Tây ngày nay là dấu vết lòng dẫn chính của sông Hồng ngày xưa. Bãi Tầm Xá ngày nay, hơn 40 năm trước có sông Dâu chảy qua, chính là đoạn đầu của sông Đuống. Lạch sông hai bên bãi giữa Trung Hà luôn hoán đổi vai trò chủ thứ, lạch chính khi thì ở phía bờ Hà Nội, lúc thì ở phía bờ Gia Lâm. Đoạn sông thượng lưu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU NHƯ THẾ NÀO TRONG DỰ ÁN "LẬP QUI HOẠCH CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KHU VỰC SÔNG HỒNG ĐOẠN QUA HÀ NỘI" CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU NHƯ THẾ NÀO TRONG DỰ ÁN LẬP QUI HOẠCH CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KHU VỰC SÔNG HỒNG ĐOẠN QUA HÀ NỘI GS. TS. Lương Phương Hậu Đoạn sông Hồng qua Hà Nội là một đoạn sông vừa phân lưu, vừa phân lạch, vừa uốn khúc, lại chịu nhiều tác động mạnh mẽ của con người, nên diễn biến rất phức tạp. Hồ Tây ngày nay là dấu vết lòng dẫn chính của sông Hồng ngày xưa. Bãi Tầm Xá ngày nay, hơn 40 năm trước có sông Dâu chảy qua, chính là đoạn đầu của sông Đuống. Lạch sông hai bên bãi giữa Trung Hà luôn hoán đổi vai trò chủ thứ, lạch chính khi thì ở phía bờ Hà Nội, lúc thì ở phía bờ Gia Lâm. Đoạn sông thượng lưu cầu Thăng Long cũng vậy, lạch chính khi ép sát bờ trái Võng La, khi chuyển sang bờ phải Thượng Cát, bãi giữa Sáp Mai vừa dịch chuyển ngang vừa dịch chuyển về xuôi với tốc độ khá lớn. Các bãi giữa Phú Gia, Tứ Liên đều là những yếu tố biến động phức tạp, không thể duy trì như trạng thái hiện nay mà không có biện pháp chỉnh trị nào. Vì vậy, chỉnh trị để ổn định lòng dẫn chính sông Hồng là điều kiện tiên quyết cho mọi công việc cải tạo, tôn tạo khác trong khu vực dự án. Trong dự án lập quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội (DASHHN) vấn đề này được giải quyết ra sao? 1. GỌT CHÂN CHO VỪA GIẦY! Bước đột phá ấn tượng nhất của DASHHN là bố trí một tuyến đê mới để làm “ranh giới pháp lý” cho việc xoá bỏ hoàn toàn các khu dân cư ngoài đê, chỉ cho phép sử dụng phần đất giữa đê cũ và đê mới để xây dựng công trình theo quy hoạch. Tuyến đê mới này chỉ nới rộng ra ở 2 đoạn ngắn (thượng lưu cầu Thăng Long và tả ngạn cầu Chương Dương), còn lại ở phần lớn chiều dài sông là thu hẹp khoảng cách lại. Sự nới rộng và thu hẹp này chỉ đơn thuần dựa vào phân tích cảm tính, không thấy các tác giả chỉ rõ các căn cứ khoa học nào về thủy lực, địa hình, địa chất… Để đảm bảo hiệu quả thoát lũ thiết kế của tuyến đê mới, các tác giả đã “gọt chân cho vừa giầy”, là phải nạo vét 21,7 triệu m3 trong lòng dẫn chính! Chúng ta đều hiểu rằng, tuyến đê phòng lũ phải được vạch trên cơ sở đã có tuyến chỉnh trị. Trong dự án này, quy trình đó được làm ngược lại: trước hết áp đặt một “tuyến đê quy hoạch”, sau đó các thứ buộc phải chạy theo. 2. KHÔNG CÓ TUYẾN CHỈNH TRỊ VÀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH Do đoạn sông Hồng qua Hà Nội có diễn biến phức tạp như vậy, muốn khống chế ổn định cần có một quy hoạch tổng thể, mà sản phẩm của nó là bình đồ tuyến chỉnh trị và bố trí công trình chỉnh trị. Tuyến chỉnh trị phải được bắt đầu và kết thúc ở các vị trí lòng dẫn ổn định, bất kể nó ở ngoài hay ở trong khu vực Hà Nội. Tuyến chỉnh trị bao gồm đường viền hai bờ của lòng dẫn chính (LDC), được xác định theo các tính toán động lực học dòng sông và yêu cầu của các ngành kinh tế - xã hội, thể hiện bằng các khúc cong với bán kính cong hợp lý, các đoạn thẳng nối tiếp giữa hai khúc cong ngược chiều, chiều rộng tương ứng với quan hệ hình thái lòng dẫn dưới lưu lượng tạo lòng. Trong DASHHN, đoạn thượng lưu bắt đầu tại một vị trí mà chủ lưu dao động không ổn định, đoạn hạ lưu kết thúc ở một khúc cong gấp đang sạt lở mạnh và luồng lạch giao thông thủy gặp trở ngại, là vấn đề cần được xem xét lại. Cụm công trình điều chỉnh dòng chảy ở Đại Mạch và công trình uốn nắn lại tuyến sông chính ở Duyên Hà là điều nên xem xét. Các đoạn bờ lõm có tính định hướng thế sông như Tầm Xá, Bắc Cầu, Thanh Trì… cần được củng cố bằng các công trình có dạng trơn thuận, không tạo ra kết cấu dòng chảy phức tạp. Các hệ thống công trình bằng cọc bê tông cốt thép nhô ra trong lòng sông nên dỡ bỏ. Bãi Phú Gia không thể để ở vị trí gần như chia đôi LDC. Nên cẩn trọng với ý tưởng phục hồi con sông Dâu chảy sát bờ đê trong bãi Tầm Xá. Hiện nay, đầu cửa vào sông Dâu (Hải Bối) đã xuất hiện hố xói cục bộ sâu đến -17m, việc dòng chảy chính chuyển hết sang tuyến sông Dâu rất có thể xảy ra và thế sông xấu nhất sẽ tái hiện. Nếu sử dụng con sông Dâu như một yếu tố trang trí thì phải có hệ thống công trình đủ mạnh để khống chế dòng chủ lưu đang thúc mạnh vào khu vực này. 3. KHÔNG PHÂN CHIA LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ CHO CÁC LẠCH Trong DASHHN, các đoạn phân lạch tự nhiên được giữ nguyên hiện trạng. Chúng ta biết rằng, muốn cho LDC ổn định, tỷ lệ phân chia lưu lượng dòng chảy các mùa vào các phần lòng dẫn phân lạch, phân lưu phải được thiết kế và khống chế ổn định. Trước hết là tỷ lệ lưu lượng phân cho sông Đuống, sau đó là tỷ lệ phân chia cho các lạch hai bên bãi giữa. Xác định các tỷ lệ này một cách hợp lý phải dựa trên luận chứng kinh tế - kĩ thuật chặt chẽ là rất khó đã đành, các giải pháp công trình để bảo đảm cho sự phân chia đó lại càng khó hơn. Cần nhớ rằng,đi đôi với phân chia nước là phân chia bùn cát, hai sự phân chia này không phải lúc nào cũng có cùng tỉ lệ . DASHHN không trình b ...

Tài liệu được xem nhiều: