Danh mục

Các giải pháp phát triển cảng container nội địa để kết nối vận tải đa phương thức khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 597.13 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cảng container nội địa (gọi tắt tiếng Anh là ICD – Inland Container Depot) hay còn gọi là cảng cạn, là cảng nội địa nằm sâu trong đất liền, là đầu mối tập kết và làm thủ tục cho hàng trước khi chuyển ra ga, cảng và ngược lại. Đây là mắt xích quan trọng trong hành trình vận tải đa phương thức nói riêng và hệ thống logistics nói chung. Nghiên cứu đưa ra giải pháp phát triển hệ thống ICD trong vận tải đa phương thức khu vực Đồng bằng Bắc bộ là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giải pháp phát triển cảng container nội địa để kết nối vận tải đa phương thức khu vực đồng bằng Bắc Bộ Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CẢNG CONTAINER NỘI ĐỊA ĐỂ KẾT NỐI VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Lâm Quốc Đạt1, Huỳnh Thị Thúy Kiều2 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội 2 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Email: lamquocdatutc@utc.edu.vn; Tel: 0904664218 Tóm tắt. Cảng container nội địa (gọi tắt tiếng Anh là ICD – Inland Container Depot) hay còn gọi là cảng cạn, là cảng nội địa nằm sâu trong đất liền, là đầu mối tập kết và làm thủ tục cho hàng trước khi chuyển ra ga, cảng và ngược lại. Đây là mắt xích quan trọng trong hành trình vận tải đa phương thức nói riêng và hệ thống logistics nói chung. Phát triển hệ thống ICD có một vai trò quan trọng trong việc giảm tải cho hệ thống đầu mối ga, cảng chính, tổ chức, kết nối các dịch vụ trong hệ thống logistics tạo dòng chu chuyển liên tục đáp ứng nhu cầu giao lưu thương mại đặc biệt là thương mại quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống ICD trong kết nối vận tải đa phương thức ở khu vực Đồng bằng Bắc bộ là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Cảng container nội địa, vận tải đa phương thức, tổ chức vận tải container, Đồng bằng Bắc bộ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ a. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh, điều này đã thúc đẩy sự lưu thông quốc tế đối với hàng hoá. Lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu bằng container ngày càng tăng cao, đòi hỏi sự phát triển của cơ sở hạ tầng, công tác giao nhận, sự kết hợp hợp lý các phương thức vận tải (Vận tải Đa phương thức) để có thể thực hiện được sự kết nối quá trình vận chuyển thành một chuỗi vận tải không gián đoạn nhằm làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy cao hơn và đơn giản hơn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mạng lưới giao thông vận tải kết nối các cửa khẩu (đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không), điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, con người còn hạn chế dẫn đến thường xuyên ùn tắc giao thông, thời gian thông quan hàng hóa và chi phí cho các hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa là rất lớn. Trong tổ chức vận tải container nội địa, ICD là mắt xích -763- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải quan trọng trong dây chuyền vận tải đa phương thức. ICD phát triển gắn liền với sự phát triển mạnh của vận tải đa phương thức. Sự phát triển hệ thống ICD khu vực Đồng bằng Bắc bộ cùng với sự phát triển của hệ thống ICD miền Nam sẽ làm tăng tỷ lệ container hoá, phát triển vận tải đa phương thức ở nước ta. Vì vậy việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp phát triển hệ thống ICD trong vận tải đa phương thức khu vực Đồng bằng Bắc bộ là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tế, cảng container nội địa (ICD) đang từng bước hoàn thiện và phát triển để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa cả trong nước và thương mại quốc tế. b. Tổng quan về cảng container nội địa – ICD: Cảng container nội địa là một mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức, là điểm tập kết hàng container xuất để chuyển ra cảng và ngược lại nhận hàng container nhập từ cảng biển về để rút hàng lẻ giao cho các chủ hàng. Hệ thống ICD đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức vận chuyển container trong nội địa và đến các cảng biển bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, góp phần giảm sự ùn tắc hàng hoá ở cảng biển. Hiện nay có 3 loại cảng cạn phổ biến như sau: - Cảng cạn xa cảng biển: Thông thường, loại này nằm cách xa cảng biển trên 300 km và sử dụng vận tải đường sắt, thuỷ nội địa và đường bộ để vận chuyển. Khi khoảng cách giữa cảng cạn và cảng biển càng lớn, thì hiệu quả vận tải bằng container càng lớn. - Cảng cạn gần cảng biển: Khoảng cách giữa cảng cạn và cảng biển nhỏ hơn 300 km, loại này được xây dựng gắn liền với việc mở rộng hoặc xây dựng cảng mới thay vì xây dựng nâng cấp các cảng hiện tại. Một cảng cạn được đặt ở vị trí có tính chất chiến lược là gần nơi có nguồn hàng tập trung, ngoại ô thành phố để giảm ách tắc giao thông. - Cảng cạn ở các nước không có biển: Mục đích xây dựng cảng cạn loại này là để giảm thời gian quá cảnh, chi phí hải quan và tránh hư hỏng, mất mát hàng hoá trong quá trình vận chuyển qua nước quá cảnh. * Xét về chức năng: Cảng cạn có thể được phân loại theo các thông số như năng lực, diện tích, phương thức vận tải kết nối và các chức năng của cảng. Ví dụ, Bảng 1.1 cho thấy một hệ thống mà các cảng cạn được phân loại thành bốn cấp: loại I, loại II, loại III và loại IV, dựa trên các chức năng cũng như cơ sở vật chất sẵn có và các dịch vụ cung cấp. Bảng 1.1 : Phân loại cảng cạn - ICD Cấp Chức năng,tiện ích,dịch vụ Ⅰ Ⅱ Ⅲ Ⅳ Xếp dỡ hàng hóa × × × × Chức năng vận tải Xếp dỡ hàng hóa và container × × × × -764- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Lưu container có hàng và rỗng × × × × Các chức năng Lưu kho hàng hóa × × × × logistics kho vận Gom hàng và chia hàng × × × × Làm thủ tục hải quan × × × × C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: