Danh mục

Các giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.08 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập chủ yếu vấn đề hiện trạng bức tranh tài chính Việt Nam đang đứng ở đâu và đề ra một số giải giải pháp dựa trên các quy luật kinh tế, các chuẩn mực tài chính hiện nay nhằm tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG CÁC GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ThS.NCS Phan Quảng Thống Kho bạc Nhà nước Thành phố Đà Nẵng thongpq@vst.gov.vn TÓM TẮT Trước những thách thức từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và diễn biến phức tạp mới nhất trên Biển Đông, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nền Kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức mới: Kinh tế chậm phát triển; Lạm phát cao trở lại; Thanh khoản giảm sút và biến động tỷ giá; Giá vàng tăng khó kiểm soát; thị trường tài chính chứa đựng bất ổn khó dự đoán… Bài viết này đề cập chủ yếu vấn đề hiện trạng bức tranh tài chính Việt Nam đang đứng ở đâu và đề ra một số giải giải pháp dựa trên các quy luật kinh tế, các chuẩn mực tài chính hiện nay nhằm tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay. 1. Bức tranh thị trường tài chính việt nam hiện nay Bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi đà tăng trưởng theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng toàn cầu tại các nền kinh tế lớn với hàng loạt các biện pháp mạnh được thực thi, nhưng còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kinh tế nước ta đã có bước chuyển biến tích cực, ổn định giá cả và kinh tế vĩ mô; lạm phát được kiềm chế, lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ và kim ngạch xuất khẩu tăng khá; ổn định an sinh- xã hội ... Tuy vậy, kinh tế vĩ mô còn chưa ổn định, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục, tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cấu trúc Tài chính- Ngân hàng chuyển biến chậm, khó khăn trong sản xuất-kinh doanh còn lớn và đang xuất hiện những khó khăn mới. Tình hình đó đòi hỏi cần có các giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi vững chắc đà tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội; sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực của đất nước, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia. 1.1. Chính sách lãi suất đã tương đối phù hợp xong vẫn là tác nhân tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Từ khi Chính phủ ra Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, năm 2011 đến nay. Lãi suất huy động ngắn hạn hiện ở mức trần 6%/năm và lãi suất dài hạn cao hơn, phù hợp với diễn biến lạm phát Chính phủ dự kiến. Về lãi suất cho vay, Ngân Hàng đang nỗ lực giảm thêm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước(NHNN). Theo dự báo của ông Deepak Mishra, kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, GDP của Việt Nam năm 2014 sẽ tăng từ 5,5% đến 6%. Điều này hoàn toàn phù hợp bối cảnh nước ta hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51 % so với tháng trước và tăng 6,04% so với năm trước. Đây là mức tăng CPI thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây(1). Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, CPI cả nước trong tháng 5/2014 chỉ tăng 0,2% so với tháng 4/2014. Như vậy, hiện lạm phát đã xuống mức rất thấp, CPI đến cuối tháng 5/2014 chỉ tăng 1,08% so với cuối tháng 12-2013 và tăng 4,72% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thực tế, quí 2 luôn là thời điểm “trũng nhất” của diễn biến lạm phát các năm gần đây. So sánh mức tăng CPI của tháng 4 và tháng 5 năm nay với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và năm 2013 (là hai năm có bối cảnh kinh tế tương đối giống năm 2014) thì thấy mức tăng thấp như hai tháng vừa qua không có gì là bất thường. 391 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Điểm mấu chốt khiến lạm phát năm tháng đầu năm nay có mức tăng thấp hơn hẳn là do giá cả trong tháng 1 và 2 (tháng có Tết Nguyên đán) đã được kiểm soát tốt (tổng mức tăng CPI hai tháng đầu năm 2014 chỉ là 1,24% so với mức 2,57% năm 2013 và 2,37% năm 2012). Biểu đồ 1. Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng các tháng đến tháng 6 đầu năm (Nguồn: Thời báo kinh tế Sài gòn online 31/5/2014) Qua báo cáo dự kiến 6 tháng đầu năm 2014 của nhiều doanh nghiệp(DN) niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán HSX và HNX cho thấy tình hình lợi nhuận của các DN còn rất nhiều mảng tối. Trong bối cảnh chung về khó khăn tháo gỡ nguồn vốn, rất may là một số DN đã có dấu hiệu hoạt động phục hồi, bước đầu có hiệu quả. 1.2. Tổng phương tiện thanh toán và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng còn nhiều thách thức Theo NHNN, năm 2014 định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16%-18%; tín dụng tăng trưởng khoảng 12%-14%. Mục tiêu chính là thực hiện các giải pháp tiền tệ ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận vốn sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Năm 2014 và năm sau, một số Ngân hàng thương mại(NHTM) nhỏ, công ty chứng khoán tiếp tục gặp khó khăn trong cân đối tài chính và phương tiện thanh toán, một số Ngân hàng không đáp ứng các điều kiện tăng vốn điều lệ theo qui định của NHNN sẽ đứng trước nguy cơ sát nhập hoặc cơ cấu lại.(PG bank: 2.000tỷ đồng; Việt Á bank 2.936 tỷ đồng; Đệ nhất bank 3.000 tỷ đồng) Nợ xấu trong ngành Ngân hàng tiếp tục gia tăng và nguy cơ tiềm ẩn ngày càng lớn với những khoản nợ xấu còn tồn đọng có khả năng mất vốn. Theo số liệu của NHNN, tỷ lệ nợ xấu đến tháng 5/2014 khoảng hơn 9 %, tuy nhiên còn nhiều quan điểm khác nhau về cách tính nợ xấu của các Ngân hàng hiện nay. Tổng phương tiện thanh toán đến tháng 6/2014 tăng 4,2 %. Việc áp dụng Thông tư 02\2013\NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chính thức áp dụng từ 1/6/2014, xong đã ...

Tài liệu được xem nhiều: