Dựa trên vai trò của khung tham chiếu dưới tác động của văn hóa điểm nhìn ở hai dân tộc Anh và Việt dùng làm tiền đề tri nhận trong việc đối dịch, bài viết trình bày sự biện giải của quá trình đối dịch về sự tương đồng cũng như khác biệt về mặt ngữ nghĩa của giới từ định vị “at, in, on” trong tiếng Anh với các đơn vị ngôn ngữ định vị tương ứng trong tiếng Việt qua những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu đối tượng quy chiếu (ĐTQC) trong hệ quy chiếu định vị của giới từ định vị tiếng Anh được đồng hóa với người nói trong tiếng Việt [tương đồng về khung tham chiếu trong hệ quy chiếu định vị] thì ngữ nghĩa biểu hiện chuyển dịch của giới từ định vị “at, in, on” sẽ tương đồng với ngữ nghĩa biểu hiện của các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt. Ngược lại, ngữ nghĩa cấu trúc khác biệt được biểu hiện là do không có sự tương đồng về khung tham chiếu định vị trong hệ quy chiếu định vị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giới từ định vị “at, in, on” trong tiếng Anh và việc đối dịch sang tiếng Việt qua khung tham chiếu định vịTẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 1 (2020): 73-81 Vol. 17, No. 1 (2020): 73-81 ISSN: 1859-3100 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu* CÁC GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ “AT, IN, ON” TRONG TIẾNG ANH VÀ VIỆC ĐỐI DỊCH SANG TIẾNG VIỆT QUA KHUNG THAM CHIẾU ĐỊNH VỊ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Email: hanhcat84@yahoo.com Ngày nhận bài: 24-4-2019; ngày nhận bài sửa: 01-7-2019; ngày duyệt đăng: 10-8-2019TÓM TẮT Dựa trên vai trò của khung tham chiếu dưới tác động của văn hóa điểm nhìn ở hai dân tộcAnh và Việt dùng làm tiền đề tri nhận trong việc đối dịch, bài viết trình bày sự biện giải của quátrình đối dịch về sự tương đồng cũng như khác biệt về mặt ngữ nghĩa của giới từ định vị “at, in,on” trong tiếng Anh với các đơn vị ngôn ngữ định vị tương ứng trong tiếng Việt qua những ngữcảnh giao tiếp cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu đối tượng quy chiếu (ĐTQC) trong hệ quychiếu định vị của giới từ định vị tiếng Anh được đồng hóa với người nói trong tiếng Việt [tươngđồng về khung tham chiếu trong hệ quy chiếu định vị] thì ngữ nghĩa biểu hiện chuyển dịch của giớitừ định vị “at, in, on” sẽ tương đồng với ngữ nghĩa biểu hiện của các đơn vị tương ứng trong tiếngViệt. Ngược lại, ngữ nghĩa cấu trúc khác biệt được biểu hiện là do không có sự tương đồng vềkhung tham chiếu định vị trong hệ quy chiếu định vị. Từ khóa: giới từ định vị “at, in, on”; tri nhận văn hóa; khung tham chiếu định vị1. Đặt vấn đề Trong nghiên cứu đối dịch Anh – Việt, một số nhà Việt ngữ học như Trần Quang Hải(2010), Nguyễn Đức Dân (2015) chỉ mới đề cập đến cơ sở lí luận của quá trình tri nhận đốidịch ngữ nghĩa về những điểm tương đồng và khác biệt đơn thuần giữa giới từ “at, in, on”tiếng Anh và các đơn vị ngôn ngữ định vị tương ứng trong tiếng Việt thông qua sự dị biệtvề đối tượng làm mốc quy chiếu để định vị mà chưa xác định rõ cơ chế tương tác qua lạigiữa đối tượng định vị (ĐTĐV) và ĐTQC. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi trình bàynguyên nhân của quá trình đối dịch ngữ nghĩa biểu hiện tương đồng và ngữ nghĩa dị biệtcấu trúc qua những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể của các giới từ “at, in, on” sang tiếng Việt vớikhung tham chiếu định vị trong hệ quy chiếu định vị từ văn hóa điểm nhìn của người Anhvà người Việt làm cơ sở tri nhận ngữ nghĩa.Cite this article as: Nguyen Thi Tuyet Hanh (2020). Locative prepositions “at, in, on” in English and thecontrastive translation into Vietnamese through the locative framework. Ho Chi Minh City University ofEducation Journal of Science, 17(1), 73-81. 73Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 73-812. Giới từ định vị tiếng Anh và khung tham chiếu (mối quan hệ giữa đối tượngđịnh vị và đối tượng quy chiếu)2.1. Định nghĩa giới từ định vị Giới từ định vị là từ loại được dùng để xác lập mối quan hệ giữa hai đối tượng làĐTĐV và ĐTQC bằng cách thiết lập một khung tham chiếu định vị mà thông qua mối quanhệ tô pô không gian trong khung tham chiếu định vị này, đối tượng có thể được định vị(Logan, & Sadler, 1996; Levinson, 1996).2.2. Định nghĩa khung tham chiếu định vị Sự đa dạng về các kiểu loại hình thái hình học khác nhau của khung tham chiếu địnhvị trong hệ quy chiếu định vị có thể là tiền đề cơ sở cho việc tri nhận ngữ nghĩa của giới từthông qua các mô hình hình thái cấu trúc liên kết hoặc mô hình hình thái cấu trúc hình học(Crangle, & Suppes, 1989) trong các khung tham chiếu định vị khác nhau. Theo đó, khungtham chiếu định vị trong hệ quy chiếu định vị được xác định thông qua mối quan hệ giữacác tính năng sở chỉ, tính năng nội tại của ĐTĐV và ĐTQC hoặc thông qua môi trườngtương tác giữa ĐTĐV và ĐTQC trong tô pô không gian trong nội hàm hệ quy chiếu địnhvị ấy.2.3. Mối quan hệ giữa khung tham chiếu định vị và ngữ nghĩa của giới từ định vị Do giới từ xuất hiện trong hệ quy chiếu định vị với những khung tham chiếu hìnhhọc khác nhau theo các kiểu loại mối quan hệ khác nhau giữa ĐTĐV và ĐTQC như cácmối quan hệ chồng, trùng, choán (bao chứa) (Levinson, 1996) nên chúng ta có thể tri nhậngiới từ với nhiều sắc thái ngữ nghĩa khác nhau. Ngoài ra, các yếu tố phi hình học khácnhau bao quanh một ĐTĐV như các vai trò – chức năng và động lực tương tác (giới từchẳng hạn) cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình định vị của chúng(Herskovits, 1986; Vandeloise, 1991; Bowerman, 1996; Feist & Gentner 1998; Coventry,& Garrod 2004; Carlson, Van der Zee, & Emile, 2005; Gärdenfors, 2014). Như vậy, tronghệ quy chiếu định vị, giới từ định vị hoạt động trong những khung tham chiếu không gianvật lí (reference frames in physical space) và tất cả khung tham chiếu định vị này đều cósức ảnh hưởng đến ĐTQC được đánh dấu như là mốc (landmark) trong mối quan hệ tươngtác với ĐTĐV. Ngoài ra, đặc tính của giới từ được biểu hiện thông qua mối quan hệ tươngtác giữa ĐTĐV và ĐTQC trong khung tham chiếu mang tính tô pô không gian mà theoRadden và Dirven (2007, p.307), khái niệm “cấu trúc liên kết không gian” giữa ĐTĐV vàĐTQC là cấu trúc về không gian vật lí giữa các ĐTĐV và ĐTQC trong không gian tựnhiên và được biểu hiện thông qua ngôn ngữ theo ba kiểu loại quan hệ không gian ...