Các hệ thống tố tụng hành chính trên thế giới
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 194.25 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ở Việt Nam hiện nay, khi mà hàng năm các khiếu nại hành chính thường tăng nhưng khiếu kiện hành chính lại ít và các toà hành chính không có nhiều việc để làm là vấn đề đáng để cho chúng ta suy nghĩ về hiệu quả hoạt động xét xử hành chính của toà án. Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của các mô hình giải quyết khiếu kiện hành chính trên thế giới và kết hợp khéo léo, tài tình những ưu điểm của các hệ thống tố tụng hành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các hệ thống tố tụng hành chính trên thế giới Các hệ thống tố tụng hành chính trên thế giới Ở Việt Nam hiện nay, khi mà hàng năm các khiếu nại hành chính thường tăng nhưng khiếu kiện hành chính lại ít và các toà hành chính không có nhiều việc để làm là vấn đề đáng để cho chúng ta suy nghĩ về hiệu quả hoạt động xét xử hành chính của toà án. Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của các mô hình giải quyết khiếu kiện hành chính trên thế giới và kết hợp khéo léo, tài tình những ưu điểm của các hệ thống tố tụng hành chính này để xây dựng một mô hình hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam là cần thiết, nhất là khi chúng ta đang tiến hành xây dựng Đề án tổ chức cơ quan tài phán hành chính của nước ta. Tố tụng hành chính được nhìn nhận như là tổng thể các khiếu kiện mà công dân có thể tiến hành tại toà án để phản đối lại cơ quan hành chính nhà nước. Đối với người dân, việc khiếu kiện giúp họ bảo vệ được các quyền tự do, các lợi ích và chống lại sự vi phạm, lạm quyền từ phía cơ quan quản lý. Người dân có thể vừa đòi hỏi huỷ bỏ các văn bản trái pháp luật (khiếu kiện về tính hợp pháp), đồng thời có thể đòi được bồi thường những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Về phía Nhà nước, những khiếu kiện này cho phép toà án thực hiện việc kiểm tra hoạt động hành chính, tức là buộc cơ quan hành chính phải tôn trọng các nguyên tắc pháp luật (đối với khiếu kiện về tính hợp pháp) hoặc buộc họ phải bồi thường thiệt hại đã gây ra (đối với khiếu kiện đòi bồi thường). Việc kiểm soát hoạt động hành chính dưới hình thức tố tụng có ba đặc điểm cơ bản sau: - Khiếu kiện được thực hiện tại toà án, cơ quan mà về nguyên tắc phải bảo đảm tính không thiên vị, độc lập với Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước; - Toà án sẽ phán xử về phương diện luật pháp, chứ không phải về mặt công bằng, với phạm vi chủ yếu là kiểm tra sự tôn trọng các quy định của pháp luật; - Việc kiểm tra được thực hiện với tính chất hậu kiểm, tức là sau khi cơ quan hành chính đã ban hành quyết định. Đây là ba điểm chủ yếu để phân biệt với các khiếu nại không có tính chất tố tụng: khiếu nại lần đầu và khiếu nại theo thứ bậc (1). Việc thiết kế cơ chế tố tụng hành chính vừa phải bảo đảm sự cân bằng giữa việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền tự do và các quyền cá nhân của công dân, nhưng cũng phải tôn trọng các quyền và những ưu quyền cần thiết dành cho cơ quan hành chính để họ thực hiện tốt chức trách của mình, quản lý tốt các hoạt động dịch vụ công. Đây là điểm khó khăn trong quá trình thực hiện mà cả ba hệ thống kiểm tra hoạt động hành chính dưới hình thức tố tụng - các hệ thống tố tụng hành chính trên thế giới (gọi chung là tài phán hành chính (2)) dưới đây chưa thể khắc phục được hoàn toàn. 1. Hệ thống Pháp Theo hệ thống này, các khiếu kiện về tính hợp pháp và khiếu kiện đòi bồi thường được giao cho một cơ quan xét xử đặc biệt là các toà án hành chính. Các toà án hành chính độc lập hoàn toàn với các toà án tư pháp (toà án thường). Hệ thống Pháp xuất hiện theo Luật ngày 24/8/1790 và Sắc lệnh ngày 16 tháng Hoa quả (3) năm thứ III tính theo lịch Cộng hoà (tức là năm 1794). Luật đã tuyên bố về sự phân chia giữa quyền lực hành chính và quyền lực tư pháp. Hệ thống Pháp từ chối việc giao cho các toà án thường khả năng xét xử các cơ quan hành chính bởi nó sẽ làm lẫn lộn giữa hai ngành hành chính và tư pháp. Một số nước châu Âu lục địa như Thuỵ Điển, Hy Lạp... cũng theo hệ thống này. Hệ thống Pháp có ưu điểm: đối với người dân, so với việc kiểm tra có tính chất chính trị thì việc giải quyết khiếu kiện hành chính có tính khách quan hơn khi được thực hiện và bảo đảm bởi tính độc lập của một loại toà án. Đối với cơ quan hành chính, người ta đánh giá cao tính chuyên nghiệp của toà án hành chính khi việc xét xử được thực hiện bởi một toà án chuyên trách, có hiểu biết sâu sắc lĩnh vực quản lý công, tôn trọng các ưu quyền của cơ quan hành chính cần thiết cho sự vận hành và bảo đảm lợi ích chung - điều khó có thể có được đối với một cơ quan xét xử thông thường. Hệ thống này có nhược điểm: khó khăn đầu tiên là việc lựa chọn các thẩm phán. Thẩm phán phải hiểu biết sâu sắc hoạt động hành chính công nhưng lại phải độc lập với cơ quan hành chính. Tiếp đó, điều người ta phê phán nhiều hơn cả đối với hệ thống Pháp là việc sẽ có quá nhiều tranh chấp về thẩm quyền giữa toà án hành chính và toà án tư pháp. Chính vì vậy mà cũng cần quá nhiều án lệ và văn bản để giải quyết vấn đề phức tạp này (4). Án lệ của Pháp đã nêu ra nguyên tắc, khi cơ quan hành chính có sự vi phạm nghiêm trọng xâm phạm đến quyền sở hữu hoặc một quyền tự do cơ bản trái với bản chất của hoạt động hành chính, hoặc khi nó hành động trong những điều kiện của một pháp nhân tư, cơ quan hành chính sẽ không được xét xử bởi toà án hành chính mà phải bị xét xử như bất cứ cá nhân nào khác trước các toà án thường, ví dụ: trong việc thực hiện các hoạt động công nghiệp và thương mại hoặc các hoạt động thuộc về dịch vụ tư pháp. Tuy nhiên, nhiều văn bản liên quan đến pháp nhân công quyền đã trao thẩm quyền cho Toà án tư pháp cả về những vụ việc kiện về lạm quyền hoặc bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn, Luật ngày 31/12/1957 đã trao thẩm quyền cho toà án tư pháp xét xử các vụ việc bồi thường thiệt hại do các xe cộ của cơ quan nhà nước gây ra. Hoặc Pháp lệnh ngày 01/12/1986 và Luật ngày 6/7/1987 liên quan đến quyền tự do cạnh tranh, Đạo luật ngày 02/8/1989 liên quan đến Uỷ ban Chứng khoán đã giao các tranh chấp loại này cho Toà án phúc thẩm Paris xét xử. Trong một thời kỳ dài, luật hành chính Pháp được hình thành chủ yếu từ các án lệ hành chính, nhưng hiện nay, các hiệp ước quốc tế, các luật của cộng đồng châu Âu cũng là những nguồn quan trọng của luật hành chính Pháp và hệ thống tài phán hành chính của Pháp ngày càng gần gũi với hệ thống hỗn hợp mà chúng ta bàn đến dưới đây. 2. Hệ thống hỗn hợp Về nguyên tắc, hệ thống này trao quyền xét xử về tính hợp ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các hệ thống tố tụng hành chính trên thế giới Các hệ thống tố tụng hành chính trên thế giới Ở Việt Nam hiện nay, khi mà hàng năm các khiếu nại hành chính thường tăng nhưng khiếu kiện hành chính lại ít và các toà hành chính không có nhiều việc để làm là vấn đề đáng để cho chúng ta suy nghĩ về hiệu quả hoạt động xét xử hành chính của toà án. Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của các mô hình giải quyết khiếu kiện hành chính trên thế giới và kết hợp khéo léo, tài tình những ưu điểm của các hệ thống tố tụng hành chính này để xây dựng một mô hình hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam là cần thiết, nhất là khi chúng ta đang tiến hành xây dựng Đề án tổ chức cơ quan tài phán hành chính của nước ta. Tố tụng hành chính được nhìn nhận như là tổng thể các khiếu kiện mà công dân có thể tiến hành tại toà án để phản đối lại cơ quan hành chính nhà nước. Đối với người dân, việc khiếu kiện giúp họ bảo vệ được các quyền tự do, các lợi ích và chống lại sự vi phạm, lạm quyền từ phía cơ quan quản lý. Người dân có thể vừa đòi hỏi huỷ bỏ các văn bản trái pháp luật (khiếu kiện về tính hợp pháp), đồng thời có thể đòi được bồi thường những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Về phía Nhà nước, những khiếu kiện này cho phép toà án thực hiện việc kiểm tra hoạt động hành chính, tức là buộc cơ quan hành chính phải tôn trọng các nguyên tắc pháp luật (đối với khiếu kiện về tính hợp pháp) hoặc buộc họ phải bồi thường thiệt hại đã gây ra (đối với khiếu kiện đòi bồi thường). Việc kiểm soát hoạt động hành chính dưới hình thức tố tụng có ba đặc điểm cơ bản sau: - Khiếu kiện được thực hiện tại toà án, cơ quan mà về nguyên tắc phải bảo đảm tính không thiên vị, độc lập với Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước; - Toà án sẽ phán xử về phương diện luật pháp, chứ không phải về mặt công bằng, với phạm vi chủ yếu là kiểm tra sự tôn trọng các quy định của pháp luật; - Việc kiểm tra được thực hiện với tính chất hậu kiểm, tức là sau khi cơ quan hành chính đã ban hành quyết định. Đây là ba điểm chủ yếu để phân biệt với các khiếu nại không có tính chất tố tụng: khiếu nại lần đầu và khiếu nại theo thứ bậc (1). Việc thiết kế cơ chế tố tụng hành chính vừa phải bảo đảm sự cân bằng giữa việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền tự do và các quyền cá nhân của công dân, nhưng cũng phải tôn trọng các quyền và những ưu quyền cần thiết dành cho cơ quan hành chính để họ thực hiện tốt chức trách của mình, quản lý tốt các hoạt động dịch vụ công. Đây là điểm khó khăn trong quá trình thực hiện mà cả ba hệ thống kiểm tra hoạt động hành chính dưới hình thức tố tụng - các hệ thống tố tụng hành chính trên thế giới (gọi chung là tài phán hành chính (2)) dưới đây chưa thể khắc phục được hoàn toàn. 1. Hệ thống Pháp Theo hệ thống này, các khiếu kiện về tính hợp pháp và khiếu kiện đòi bồi thường được giao cho một cơ quan xét xử đặc biệt là các toà án hành chính. Các toà án hành chính độc lập hoàn toàn với các toà án tư pháp (toà án thường). Hệ thống Pháp xuất hiện theo Luật ngày 24/8/1790 và Sắc lệnh ngày 16 tháng Hoa quả (3) năm thứ III tính theo lịch Cộng hoà (tức là năm 1794). Luật đã tuyên bố về sự phân chia giữa quyền lực hành chính và quyền lực tư pháp. Hệ thống Pháp từ chối việc giao cho các toà án thường khả năng xét xử các cơ quan hành chính bởi nó sẽ làm lẫn lộn giữa hai ngành hành chính và tư pháp. Một số nước châu Âu lục địa như Thuỵ Điển, Hy Lạp... cũng theo hệ thống này. Hệ thống Pháp có ưu điểm: đối với người dân, so với việc kiểm tra có tính chất chính trị thì việc giải quyết khiếu kiện hành chính có tính khách quan hơn khi được thực hiện và bảo đảm bởi tính độc lập của một loại toà án. Đối với cơ quan hành chính, người ta đánh giá cao tính chuyên nghiệp của toà án hành chính khi việc xét xử được thực hiện bởi một toà án chuyên trách, có hiểu biết sâu sắc lĩnh vực quản lý công, tôn trọng các ưu quyền của cơ quan hành chính cần thiết cho sự vận hành và bảo đảm lợi ích chung - điều khó có thể có được đối với một cơ quan xét xử thông thường. Hệ thống này có nhược điểm: khó khăn đầu tiên là việc lựa chọn các thẩm phán. Thẩm phán phải hiểu biết sâu sắc hoạt động hành chính công nhưng lại phải độc lập với cơ quan hành chính. Tiếp đó, điều người ta phê phán nhiều hơn cả đối với hệ thống Pháp là việc sẽ có quá nhiều tranh chấp về thẩm quyền giữa toà án hành chính và toà án tư pháp. Chính vì vậy mà cũng cần quá nhiều án lệ và văn bản để giải quyết vấn đề phức tạp này (4). Án lệ của Pháp đã nêu ra nguyên tắc, khi cơ quan hành chính có sự vi phạm nghiêm trọng xâm phạm đến quyền sở hữu hoặc một quyền tự do cơ bản trái với bản chất của hoạt động hành chính, hoặc khi nó hành động trong những điều kiện của một pháp nhân tư, cơ quan hành chính sẽ không được xét xử bởi toà án hành chính mà phải bị xét xử như bất cứ cá nhân nào khác trước các toà án thường, ví dụ: trong việc thực hiện các hoạt động công nghiệp và thương mại hoặc các hoạt động thuộc về dịch vụ tư pháp. Tuy nhiên, nhiều văn bản liên quan đến pháp nhân công quyền đã trao thẩm quyền cho Toà án tư pháp cả về những vụ việc kiện về lạm quyền hoặc bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn, Luật ngày 31/12/1957 đã trao thẩm quyền cho toà án tư pháp xét xử các vụ việc bồi thường thiệt hại do các xe cộ của cơ quan nhà nước gây ra. Hoặc Pháp lệnh ngày 01/12/1986 và Luật ngày 6/7/1987 liên quan đến quyền tự do cạnh tranh, Đạo luật ngày 02/8/1989 liên quan đến Uỷ ban Chứng khoán đã giao các tranh chấp loại này cho Toà án phúc thẩm Paris xét xử. Trong một thời kỳ dài, luật hành chính Pháp được hình thành chủ yếu từ các án lệ hành chính, nhưng hiện nay, các hiệp ước quốc tế, các luật của cộng đồng châu Âu cũng là những nguồn quan trọng của luật hành chính Pháp và hệ thống tài phán hành chính của Pháp ngày càng gần gũi với hệ thống hỗn hợp mà chúng ta bàn đến dưới đây. 2. Hệ thống hỗn hợp Về nguyên tắc, hệ thống này trao quyền xét xử về tính hợp ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hệ thống tố tụng Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 999 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 308 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 283 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 245 0 0 -
9 trang 231 0 0
-
6 trang 178 0 0
-
22 trang 150 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 127 0 0 -
30 trang 118 0 0
-
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 118 0 0