Danh mục

Các hình thức tổ chức và quy trình áp dụng phương pháp dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.29 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung nghiên cứu các nội dung sau: bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ, các hình thức tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ và quy trình áp dụng phương pháp dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các hình thức tổ chức và quy trình áp dụng phương pháp dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉCÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Nguyễn Thanh Tuấn1 Tóm tắt: Trong quá trình dạy và học, giảng viên và sinh viên có thể sử dụng mộtphương pháp hay kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Điều này tùy thuộc vào nội dungbài học, điều kiện thực tế của hoạt động dạy và học, trình độ, năng lực và kỹ năng giáodục của người giảng viên, đặc biệt là hình thức tổ chức giảng dạy. Dù giảng viên sửdụng bất kỳ phương pháp hay hình thức dạy học nào cũng chỉ nhằm mục đích phát triểnkhả năng tư duy độc lập, sáng tạo và tự nghiên cứu, tự trải nghiệm thực tế của sinh viên.Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung sau: bản chấtcủa đào tạo theo học chế tín chỉ, các hình thức tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ vàquy trình áp dụng phương pháp dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Từ khóa: Đào tạo, Phương pháp, Hình thức tổ chức, Tín chỉ, Quy trình áp dụng. 1. Mở đầu Bản chất của hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ là lấy người học làm trungtâm. Theo đó, giảng viên phải lựa chọn và sử dụng các hình thức tổ chức và phươngpháp dạy học có khả năng tạo điều kiện, thậm chí buộc sinh viên phải sử dụng thời gianngoài giờ lên lớp để tự học, tự nghiên cứu, tự làm việc nhóm một cách độc lập và sángtạo nhất. Thông qua hoạt động dạy và học tập, hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhânlực có năng lực, trình độ chuyên môn vững, có khả năng thích nghi cao, khả năng tự họctập suốt đời, đáp ứng được yêu cầu toàn cầu hóa trong liên thông đào tạo và sử dụng laođộng. Để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ,giáo viên cần lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học và quy trình áp dụng phương phápdạy học khoa học. “Phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động củagiảng viên và sinh viên nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học xác định” [4, tr235]. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp giảng dạy của giảng viên và phươngpháp học tập của sinh viên. Phương pháp giảng dạy: là cách thức tổ chức, quản lý, điềutiết, định hướng của giảng viên đối với hoạt động nhận thức của sinh viên. Phương pháphọc tập là cách thức tự điều khiển hoạt động nhận thức và rèn luyện khả năng thu thậpthông tin thông qua quá trình học tập để hình thành hệ thống tri thức và kỹ năng thựchành, hoàn thiện nhân cách của sinh viên. Quy trình áp dụng phương pháp dạy học là cácbước tiến hành đưa các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục tiêucủa bài học, tiết học vào quá trình giảng dạy và học tập nhằm thực hiện mục tiêu giáodục một cách tốt nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ1. ThS, Trường Đại học Nội vụ, Quảng Nam126 NGUYỄN THANH TUẤN Phương thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ lần đầu tiên được tiến hành vàonăm 1872 tại trường Đại học Harvard của Hoa kỳ. Ngay sau khi được thực hiện trongmột thời gian ngắn, phương thức tổ chức đào tạo này đã bộc lộ những ưu điểm quantrọng. Trên cơ sở đó, nó dần được áp dụng một cách rộng rãi trên khắp khu vực Bắc Mỹvà hiện nay đã trở thành hình thức tổ chức đào tạo phổ biến, hiệu quả trên khắp thế giới.Với triết lý: “Người học là trung tâm của quá trình đào tạo”; nhà nghiên cứu Lê Văn Hảokhẳng định: “đào tạo theo tín chỉ không chỉ hiệu quả đối với các nước phát triển mà cònđối với các nước đang phát triển” [3, tr 204]. Vào những năm 2000, Chính phủ Việt Nam đặt ra nhiệm vụ cho đào tạo cao đẳngvà đại học là: xây dựng học chế tín chỉ thích hợp cho giáo dục đại học ở nước ta và vạchra lộ trình hợp lý để toàn bộ hệ thống giáo dục đại học chuyển sang đào tạo theo học chếtín chỉ. Trải qua 20 năm, hiện nay gần như tất cả các trường đại học và cao đẳng trên toànquốc đã tiến hành chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ với các mứcđộ áp dụng khác nhau. Đứng trước những yêu cầu và đòi hỏi của “thế giới phẳng”; phương thức đào tạonày đặt ra mục đích: “Cung cấp nguồn nhân lực có năng lực và tính thích nghi cao, khảnăng học tập suốt đời trên cơ sở phát huy tính tự chủ của người học, đáp ứng yêu cầutoàn cầu hóa trong liên thông đào tạo và sử dụng lao động. Hướng đến bốn trụ cột giáodục của UNESCO đề ra năm 1996 là: học để biết, học để làm, học cách chung sống, họclàm người”[3, tr 202]. Trên cơ sở đó, để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tư duy độclập của mình; mỗi sinh viên có thể (phải) tự xây dựng kế hoạch và thời khóa biểu học tậpriêng trong khung thời gian và khả năng cho phép đối với các bậc học, ngành học, nhómhọc phần cụ thể. Phương thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ cho phép các bậc học,các môn học trong phạm vi một trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: