Thông tin tài liệu:
Tổng quan: Hội chứng ống cổ tay được James Paget mô tả từ giữa thế kỷ 18. Đây là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, khoảng 3% người trưởng thành ở Mỹ có biểu hiện hội chứng này. Ða số bệnh nhân hay than phiền về việc các ngón tay bị đau, tê rần xuất hiện sau một chấn thương vùng cổ tay hay cơn đau thấp khớp. Ðặc biệt người ta thấy hội chứng này xuất hiện vào giữa hay cuối thai kỳ của nhiều sản phụ. Nhiều tác nhân tại chổ và toàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các Hội chứng ống cổ tay Hội chứng ống cổ tay1. Tổng quan:Hội chứng ống cổ tay được James Paget mô tả từ giữa thế kỷ 18. Đây là một rốiloạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, khoảng 3% người trưởng thành ở Mỹ cóbiểu hiện hội chứng này. Ða số bệnh nhân hay than phiền về việc các ngón tay bịđau, tê rần xuất hiện sau một chấn thương vùng cổ tay hay cơn đau thấp khớp. Ðặcbiệt người ta thấy hội chứng này xuất hiện vào giữa hay cuối thai kỳ của nhiều sảnphụ. Nhiều tác nhân tại chổ và toàn thân có liên quan đến sự phát triển hội chứngống cổ tay. Những tác nhân này có thể gây chèn ép thần kinh giữa từ bên ngoàinhư chấn thương, hoặc từ bên trong như viêm bao hoạt dịch thứ phát từ các bệnhhệ thống như thấp khớp.2. Cơ chế sinh bệnh:Về giải phẫu học, thần kinh giữa đi chung với những gân cơ gấp của các ngón taytrong ống cổ tay. Ống cổ tay được tạo bởi mạc giữ gân gấp và các vách chungquanh là bờ của các xương cổ tay. Chính vì nằm trong một cấu trúc không co giãnđược nên khi có sự tăng thể tích của các gân gấp bị viêm (hay các tư thế gấp duỗicổ tay quá mức và thường xuyên) thì sẽ tạo một lực chèn ép lên các mạch máunuôi nhỏ đi sát bên dây thần kinh, gây ra tình trạng thiểu dưỡng. Lúc này sẽ xuấthiện triệu chứng tê bàn tay vì các sợi thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng trước. Sauđó các nhánh vận động sẽ bị tác động tạo ra sự yếu hay liệt cơ mà nó chi phối. Vớithần kinh giữa thì gây teo cơ mô cái do yếu liệt cơ đối ngón, cơ gấp ngón cái ngắn.Người bệnh cầm nắm đồ vật trong lòng bàn tay bị yếu, dễ rớt là vì thế. Nếu tìnhtrạng chèn ép kéo dài sẽ làm tổn thương thần kinh không hồi phục. Ðiều này cónghĩa là dù có giải ép thì các cử động cầm nắm cũng không phục hồi trở lại đ ượcnhư ban đầu. Chính vì thế chỉ định phẫu thuật là tuyệt đối nếu bệnh nhân có tìnhtrạng yếu liệt cơ gò cái để tránh tình trạng quá trễ không phục hồi hay tổn thươngthêm của dây thần kinh giữa.Với hội chứng ống cổ tay sau chấn thương, nguyên nhân có thể là sự hẹp lòng ốngcổ tay do gãy lệch xương, như gãy đầu dưới xương quay; Trật khớp như trậtxương bán nguyệt ra trước. Thể tích và chu vi ống cổ tay nhỏ lại khiến thần kinhgiữa bị chèn ép. Lúc này không chỉ cắt mạc giữ gân gấp mà còn phải điều chỉnh lạikhối can xương lệch hay bị trật thì mới hết chèn ép.3. Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy:Bất thường giải phẫuCác gân gấp bất thườngỐng cổ tay nhỏ bẩm sinhNhững nang hạchBướu mỡNơi bám tận của các cơ giunHuyết khối động mạchNhiễm trùngBệnh LymeNhiễm MycobacteriumNhiễm trùng khớpCác bệnh viêmBệnh mô liên kếtGout hoặc giả goutViêm bao gân gấp không đặc hiệu*Viêm khớp dạng thấpBệnh chuyển hóaAcromegalyAmyloidosisTiểu đườngNhược giápTăng thể tíchSuy tim xung huyếtPhùBéo phìMang thai*Nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng ống cổ tay4. Triệu chứng lâm sàng:Triệu chứng cơ năng:Bệnh nhân thường đau, dị cảm, tê cứng ở ba ngón rưỡi dothần kinh giữa chi phối, nhưng cũng có lúc tê cả bàn tay. Chứng tê này thườngxuất hiện về đêm ,có thể đánh thức bệnh nhân dậy, và giảm đi khi nâng tay caohoặc vẫy cổ tay như vẫy nhiệt kế. Đau và tê tay có thể lan lên cẳng tay, khuỷuhoặc vai. Trong ngày, khi phải vận động cổ tay, ngón tay nhiều như lái xe máy,xách giỏ đi chợ, làm việc bàn giấy... thì tê xuất hiện lại. Lúc đầu tê có cơn và tựhết mà không cần điều trị. Sau đó cơn tê ngày càng kéo dài. Có nh ững bệnh nhânbị tê rần suốt cả ngày. Sau một thời gian tê, người bệnh có thể đột nhiên bớt tênhưng bắt đầu thấy việc cầm nắm yếu dần hoặc bị run tay, viết khó, dễ l àm rớt đồvật. Những triệu chứng kể trên là điển hình cho tình trạng dây thần kinh giữa bịchèn ép trong ống cổ tay. Thường thì triệu chứng điển hình gặp ở một tay, nhưngcũng có thể gặp ở cả 2 tay.Triệu chứng thực thể:Dấu hiệu lâm sàng cổ điển của hội chứng ống cổ tay là: dấu hiệu Tinel, và nghiệmpháp Phalen.Dấu hiệu Tinel dương tính: gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảmgiác đau hay tê giật lên các ngón tay.Nghiệm pháp Phalen dương tính: khi gấp cổ tay tối đa (đến 90º) trong thời gian ítnhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tayGiảm hoặc mất cảm giác châm chích vùng da do thần kinh giữa chi phốiNhững triệu chứng như teo cơ mô cái, cử động đối ngón yếu, cầm nắm yếu l ànhững dấu hiệu muộn đã có tổn thương thần kinh.5. Cận lâm sàng:Phần lớn hội chứng ống cổ tay đều đ ược chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhất là khicó cả 2 triệu chứng cơ năng và thực thể. Nhưng để chẩn đoán chính xác, và biếtđược bệnh đang ở giai đoạn nào, thì theo y văn, chẩn đoán điện là phương phápcận lâm sàng có giá trị. Chẩn đoán điện là phương pháp khám nghiệm chức năngdẫn truyền dây thần kinh về cảm giác và vận động ở vùng da và cơ mà nó chi phối.Người ta dùng dòng điện cường độ nhỏ kích thích và đo thời gian đáp ứng về cảmgiác hoặc vận động ở vùng thần kinh giữa ...