Bằng các phương pháp sắc kí kết hợp, ba hợp chất triterpenoid, 2α,3α-dihydroxyurs-12-en-28- oic acid (1), euscaphic acid (2), 2α,3α-dihydroxy-19-oxo-18,19-seco-urs-11,13(18)-dien-28-oic acid (3), và một hợp chất lignane, verrucosin (4), đã được phân lập từ lá của loài Vitex limonifolia. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các hợp chất triterpene và lignane phân lập từ lá loài Vitex limonifolia Kỷ yếu Hội nghị Gắn kết khoa học cơ bản với khoa học trái đất (CBES2-2018)Các hợp chất triterpene và lignane phân lập từ láloài Vitex limonifoliaNguyễn Thị Kim Thoa1,*, Nguyễn Thị Thu Hiền1, Nguyễn Xuân Nhiệm2,Đỗ Thị Trang21 Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất;2 Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;* Email: thoanguyenmdc@gmail.comTÓM TẮTBằng các phương pháp sắc kí kết hợp, ba hợp chất triterpenoid, 2α,3α-dihydroxyurs-12-en-28-oic acid (1), euscaphic acid (2), 2α,3α-dihydroxy-19-oxo-18,19-seco-urs-11,13(18)-dien-28-oicacid (3), và một hợp chất lignane, verrucosin (4), đã được phân lập từ lá của loài Vitexlimonifolia. Cấu trúc của những hợp chất này được xác định bằng các phương pháp phổ cộnghưởng từ hạt nhân NMR cũng như kết hợp so sánh với các hợp chất trong tài liệu tham khảo.Hợp chất 3 lần đầu tiên được tìm thấy ở chi Vitex.Từ khóa: Vitex limonifolia; Triterpenoid; Ursane; Lignane.1. Mở đầuChi Vitex là một trong những chi lớn nhất thuộc họ Verbenaceae (Cỏ roi ngựa) với xấp xỉ 250loài [1]. Chi Vitex gồm đa dạng các loài từ cây bụi tới cây gỗ trung bình, hầu hết phân bố ở cácnước nhiệt đới và một số nước cận nhiệt [1]. Trong các bài thuốc dân gian, nhiều loài thuộcchi Vitex được sử dụng để chữa đau khớp, bong gân, kháng nấm hay kháng u,… [2]. Các nghiêncứu về thành phần của chi Vitex cho biết sự có mặt của các nhóm chức như flavonoid,terpenoid, ecdysteroid, iridoid glucoside,... [2]. Bài báo này thông báo kết quả phân lập và xácđịnh cấu trúc của ba hợp chất triterpene khung ursane và một hợp chất lignan từ dịch chiếtmethanol của lá loài V. limonifolia.2. Thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu2.1. Mẫu thực vậtMẫu lá Vitex limonifolia Wall. ex C.B.Clarke được thu hái tại Vườn quốc gia Bạch Mã, ThừaThiên Huế, Việt Nam vào tháng 9/2015. Tên khoa học được PGS. TS. Ninh Khắc Bản giámđịnh. Mẫu tiêu bản được lưu tại viện Phòng Tài nguyên sinh vật, Viện Hóa sinh biển, Viện Hànlâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 17 Kỷ yếu Hội nghị CBES2-20182.2. Hóa chất thiết bịSắc ký lớp mỏng (TLC): Thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (0,25 mm,Merck), RP-18 F254s (0,25 mm, Merck); phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254nm và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% được phun đều lên bản mỏng,sấy khô rồi hơ nóng từ từ đến khi hiện màu.Sắc ký cột (CC): Được tiến hành với chất hấp phụ là Silica gel có cỡ hạt là 0,040 - 0,063 mm(230 - 400 mesh), pha đảo pha đảo RP-18 (30 - 50 m, Fuji Silysia Chemical Ltd.).Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Đo trên máy Bruker DRX 500 (1H-NMR, 500 MHz; 13C-NMR, 125 MHz) của Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.2.3. Phân lập các hợp chấtLá V. limonifolia sau khi phơi khô, nghiền thành bột mịn (4,2 kg), được ngâm chiết vớimethanol (3 lần x 5L) bằng thiết bị siêu âm (ở 50oC, mỗi lần 1 giờ). Các dịch chiết được gomlại, lọc qua giấy lọc và cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được 350 g cặn chiếtmethanol. Cặn chiết này được hòa vào 2 lít nước cất và tiến hành chiết phân bố lần lượt vớiCH2Cl2 và EtOAc thu được cặn CH2Cl2 (VIL1, 130,0 g), cặn EtOAc (VIL2, 27,0 g), và cặn nước(VIL3, 190,0 g) sau khi cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm.Phân đoạn VIL1 được hòa tan bằng dichloromethane, tẩm với silica gel, quay khô loại bỏ dungmôi, nghiền mịn đưa lên cột sắc ký silica gel với hệ dung môi rửa giải gradient n-hexane:acetone (100:0 → 0:1, v/v) thu được 6 phân đoạn chính, VIL1A – VIL1F.Phân đoạn VIL1B tiếp tục được phân tách trên trên sắc ký cột RP-18 với hệ dung môi rửa giảiMeOH:nước (5:1, v/v) thu được 2 phân đoạn, VIL1B1 và VIL1B2. Phân đoạn VIL1B1 đượctinh chế bằng cột silica gel với hệ dung môi rửa giải n-hexane:EtOAc (1,5:1, v/v) thu đượchợp chất 4 (4,1 mg).Phân đoạn VIL1C được phân tách trên sắc ký cột RP-18 với hệ dung môi rửa giải MeOH:nước(5:1, v/v) thu được 3 phân đoạn, VIL1C1-VIL1C3. VIL1C3 được tinh chế bằng cột silica gelvới hệ dung môi rửa giải n-hexane:EtOAc (1,4:1, v/v) thu được hợp chất 1 (16,0 mg).Phân đoạn VIL1D được phân tách bằng sắc ký cột RP-18 với dung môi rửa giải MeOH:nước(4:1, v/v) thu được 5 phân đoạn, VIL1D1-VIL1D5. Phân đoạn VIL1D2 tiếp tục được phân táchbằng sắc ký cột RP-18 với hệ dung môi rửa giải acetone:nước (1,8:1, v/v) thu được 3 phânđoạn nhỏ hơn, VIL1D2A-VIL1D2C. Hợp chất 2 (18,0 mg) và hợp chất 3 (4,5 mg) thu được saukhi tinh chế phân đoạn VIL1D2A bằng sắc ký cột silica gel với hệ dung môi rửa giải n-hexan:EtOAc (1,4:1, v/v).2α,3α-Dihydroxyurs-12-en-28-oic acid (1): chất bột vô định hình, màu trắng; [ ]25 D : +30,0(c 0,1, MeOH); C30H48O4; khối lượng phân tử: 472; 1H- và 13C-NMR (DMSO-d6): xem bảng 1.Euscaphic a ...