Danh mục

Các khái niệm căn bản trong ảnh Macro

Số trang: 45      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.27 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Độ phóng đại của hình ảnh (« Magnification Ratio » hay « Rapport de Reproduction »)Độ phóng đại này xác định tỉ lệ giữa kích thước thật của vật thể và hình ảnh của nó ghi lại trên phim 24x36mm (hoặc sensor). Nó được tính bằng khoảng cách giữa mặt phẳng phim và vật thể với tiêu cự của ống kính. Ví dụ như khi hình ảnh của vật thể trên phim có kích thước bằng kích thước thật bên ngoài, ta nói độ phóng đại là 1 :1 hay 1x. Nếu hình ảnh lớn gấp đôi vật thật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các khái niệm căn bản trong ảnh MacroCác khái niệm căn bản trong ảnh Macro*1. Độ phóng đại của hình ảnh (« Magnification Ratio » hay « Rapportde Reproduction »)Độ phóng đại này xác định tỉ lệ giữa kích thước thật của vật thể và hình ảnhcủa nó ghi lại trên phim 24x36mm (hoặc sensor). Nó được tính bằng khoảngcách giữa mặt phẳng phim và vật thể với tiêu cự của ống kính. Ví dụ như khihình ảnh của vật thể trên phim có kích thước bằng kích thước thật bên ngoài,ta nói độ phóng đại là 1 :1 hay 1x. Nếu hình ảnh lớn gấp đôi vật thật thì độphóng đại là 2 :1 hay 2x.Để có thể có được một độ phóng đại chính xác của vật thể thì đầu tiên taphải chọn chỉ số này và sau đó tiến hành canh nét bằng cách dịch chuyểnmáy ảnh cho đến khi tìm được điểm nét ưng ý.2. Hiệu chỉnh kết quả đo sáng (« Exposure Correction » hay «Correction d’exposition »)Khi khoảng cách chỉnh nét giảm đi thì nó cũng kéo theo sự suy giảm của ánhsáng, đây là một định luật trong quang học. Khi bạn chụp ảnh bình thườngthì sự suy giảm ánh sáng này là không đáng kể nhưng trong chụp ảnh Macrothì nó lại cần có thêm sự hiệu chỉnh về kết quả đo sáng để bù lại lượng sángbị thiếu này. Với hệ thống đo sáng TTL thì việc hiệu chỉnh được làm hoàntoàn tự động.3. Độ nét sâu của trường ảnh (« Depth of Field » hay « Profondeur dechamp »)Khái niệm này ám chỉ vùng ảnh nét ở phía trước và phía sau của điểm màbạn canh nét. Trong chụp ảnh Macro thì độ nét sâu đóng một vai trò đặc biệtquan trọng và nó thay đổi tùy theo độ phóng đại của hình ảnh và khẩu độ mởcủa ống kính. Độ phóng đại càng lớn và khẩu độ ống kính càng rộng thì độnét sâu của trường ảnh càng bé. Độ phóng đại nhỏ cùng với khẩu độ ốngkính khép sâu sẽ cho D.O.F lớn. Bạn có thể kiểm tra D.O.F bằng một nútbấm nằm ở phía trước của thân máy ảnh.4. Đảo ngược ống kính (“Reversed a Lens” hay “Inverser l’Objectif”)Khi chụp ảnh thông thường thì chủ thể thường ở xa ống kính còn phim (hoặcsensor) thì lại ở rất gần. Khi ta tiến lại gần chủ thể thì tương quan giữa haikhoảng cách này thay đổi dẫn tới làm giảm chất lượng hình ảnh. Nếu bạndung một ống kính không thuộc loại chuyên dụng cho ảnh Macro với độphóng đại lớn thì bạn có thể làm tăng khả năng của ống kính bằng cách lắpngược nó vào than máy ảnh bằng một vòng nối gọi là “Reversing Ring” hay“Bague d’inversion”.5. Cự ly chụp ảnhỞ đây ta đang nói về khoảng cách giữa đầu của ống kính và vật thể. Khi cựly chỉnh nét càng gần thì khoảng cách này càng ngắn lại và như thế ống kínhcó thể làm cản trở một phần ánh sáng chiếu tới vật thể. Khi bạn thao tácchụp ảnh quá gần sẽ làm cho các loài vật sống trở nên khích động và khóchụp hơn. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng một chiếc ống kính có tiêucự lớn hơn để có thể chụp từ xa.6. Độ rung của thân máy ảnhKhi chụp ảnh Macro thì ngay những rung động nhỏ nhất cũng sẽ làm ảnhhưởng tới độ sắc nét và làm giảm chất lượng của hình ảnh. Như thế bạn nêndùng chân máy ảnh hay một hệ thống cơ khí cho phép giữ bất động máy ảnhđồng thời dùng dây bấm mềm hoặc điều khiển từ xa để có thể đạt được độsắc nét cao nhất. Nếu máy ảnh của bạn không thể lắp thêm dây bấm mềm thìbạn nên chụp bằng chế độ tự động. Trong trường hợp bạn chủ động chụpcầm tay thì nên sử dụng tốc độ cao nhất có thể.* Tham khảo tài liệu của NikonThiết bị dùng trong chụp ảnh MACROTrong bài viết này NTL xin dành riêng cho kỹ thuật chụp ảnh Macro vớimáy SLR hay dSLR.Các thiết bị của Nikon được dùng để minh họa, bạn hoàn toàn có thể tìmthấy các thiết bị tương đương với Canon, Minolta…1. Thân máy ảnh (“Body” trong tiếng Anh, “Boîtier” trong tiếng Pháp)Đây là bộ phận khá quan trọng nhưng nó lại không có tiếng nói quyết địnhlớn nhất trong chất lượng hình ảnh. Thêm nữa khi chụp ảnh Macro bạn sẽchỉnh bằng tay là chủ yếu và tốc độ chụp không có nghĩa lý gì ở đây cả. Tuynhiên việc có một chiếc thân máy ảnh với khả năng tương thích với nhiềuloại thiết bị chụp ảnh Macro cũng là điều cần thiết. Bạn nên chọn loại thânmáy ảnh có điều khiển từ xa (bằng dây nối hay tia hồng ngoại) hoặc có thểlắp thêm giây bấm mềm.2. Ống kính (“Lens” hay “Objectif”)Trên lý thuyết thì tất cả các loại ống kính đều “có thể” dùng để chụp ảnhMacro nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng có những ống kính được thiết kếchuyên cho một thể loại ảnh nhất định như chiếc 85mm f/1,4D dùng cho ảnhchân dung, lại không cho hình ảnh cực kỳ sắc nét và chi tiết như chiếc PCMicro-Nikkor 85mm f/2,8D. Bạn nên ưu tiên những ống kính có khẩu độmở cố định (zoom hoặc tiêu cự cố định) vì chúng sẽ cho bạn khả năng thaotác rất lớn trong mọi điều kiện ánh sáng và chất lượng ảnh cũng cao hơn.Chẳng hạn như một chiếc 50mm f/1,4D dùng để chụp ảnh Macro sẽ cho kếtquả rất đẹp.Bên cạnh đó thì bạn có một gam ống kính chuyên dụng cho ảnh Macro củacác hãng lớn như Nikon, Canon, Pentax…đồng thời các đồ “FOR” củaSigma, Tamron cũng khá chất lượng và giá thành ...

Tài liệu được xem nhiều: