Danh mục

Các khuynh hướng nghiên cứu văn hóa qua ngôn ngữ - TS. Lý Tùng Hiếu, TS. Nguyễn Văn Huệ

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 466.25 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 40,000 VND Tải xuống file đầy đủ (57 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn hoá các dân tộc ở Việt Nam là đối tượng nghiên cứu thường xuyên của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Và để tiếp cận đối tượng rộng lớn đó, ngôn ngữ chính là một trong những ngả đường chủ yếu, không chỉ của ngôn ngữ học mà cả các ngành khác như dân tộc học, nhân học, văn hoá học... Chính vì vậy nên ngay từ khi các ngành khoa học trên hình thành ở việt nam, việc tiếp cận văn hoá các dân tộc qua con đường ngôn ngữ và ngôn ngữ học đã được tiến hành. Các bạn có thể xem qua tài liệu để cùng hiểu hơn về cách tiếp cận văn hóa qua ngôn ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các khuynh hướng nghiên cứu văn hóa qua ngôn ngữ - TS. Lý Tùng Hiếu, TS. Nguyễn Văn Huệ CÁC KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ QUA NGÔN NGỮ TS. Lý Tùng Hiếu - TS. Nguyễn Văn Huệ (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) Văn hoá các dân tộc ở Việt Nam là đối tượng nghiên cứu thường xuyên của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Và để tiếp cận đối tượng rộng lớn đó, ngôn ngữ chính là một trong những ngả đường chủ yếu, không chỉ của ngôn ngữ học mà cả các ngành khác như dân tộc học, nhân học, văn hoá học... Chính vì vậy nên ngay từ khi các ngành khoa học trên hình thành ở Việt Nam, việc tiếp cận văn hoá các dân tộc qua con đường ngôn ngữ và ngôn ngữ học đã được tiến hành. Tuy nhiên, do đối tượng, phương pháp nghiên cứu chưa được định hình thống nhất, hướng tiếp cận quan trọng ấy vẫn chưa thật sự trở thành một chuyên ngành khoa học như nó đáng có, và phần lớn những người chọn hướng tiếp cận ấy vẫn chưa được trang bị những tri thức và phương pháp liên ngành cần thiết. Hậu quả khó tránh khỏi là những trường hợp suy diễn chủ quan, phiến diện về những thông điệp văn hoá, lịch sử chứa đựng trong ngôn ngữ. Trước tình trạng đó, chúng tôi cho rằng cần phải xúc tiến một công trình nghiên cứu tổng quan về lịch sử hình thành ngôn ngữ học nhân học, và về đối tượng, phương pháp, giá trị ứng dụng của ngôn ngữ học nhân học ở Việt Nam. Vì vậy, năm 2007 khi còn công tác tại Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ (nay là Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ), chúng tôi đã đăng ký một Đề tài nghiên cứu cấp Viện mang tên Ngôn ngữ học nhân học: phác thảo lịch sử, đối tượng, phương pháp, giá trỊ ứng dụng, và mời một bậc đàn anh của chúng tôi trong ngôn ngữ học là TS. Nguyễn Văn Huệ tham gia. Ngày 18/2/2008, Đề tài đã được tổ chức nghiệm thu với Hội đồng nghiệm thu gồm GS.TS. Bùi Khánh Thế (Chủ tịch), TS. Lê Khắc Cường, PGS.TS. Nguyễn Công Đức, PGS.TS. Bùi Thế Cường, TS. Tô Đình Nghĩa (Uỷ viên). Dưới đây, chúng tôi cho đăng lại hai chương của Đề tài nói về lịch sử hình thành ngôn ngữ học nhân học trên thế giới và ở Việt Nam, để cung cấp thông tin cho những người quan tâm đến hướng tiếp cận văn hoá qua ngả đường ngôn ngữ và ngôn ngữ học. Trong đó, chương nói về ngôn ngữ học nhân học ở Việt Nam đã được đăng trong Tạp chí Khoa học Xã hội, số 7 (119) - 2008, trang 42-55, 33, và đã nhận được sự quan tâm góp ý của thầy chúng tôi, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm. {{{ TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGÔN NGỮ HỌC NHÂN HỌC TRÊN THẾ GIỚI 1. Quan điểm và phạm vi tổng thuật Theo bài tổng thuật Anthropological linguistics: An overview (Ngôn ngữ học nhân học: Cái nhìn khái quát) của Jane H. Hill trong từ điển International encyclopedia of linguistics (Bách khoa toàn thư quốc tế về ngôn ngữ học, 1992: 65-69), Lãnh vực ngôn ngữ học nhân học - hoặc như một số người gọi là ‘nhân học ngôn ngữ - được các học giả Bắc Mỹ hồi thập niên 1980 rất quan tâm: họ kế thừa truyền thống nghiên cứu ‘bốn lãnh vực của sự sống con người: bao gồm nhân học tự nhiên, khảo cổ học, nhân học xã hội - văn hoá và nhân học ngôn ngữ. Nhiều nhà nhân học ngôn ngữ cao cấp đã thụ giáo các học trò của Edward Sapir; và các nhà nhân học ngôn ngữ thường xem Franz Boas, thầy của Sapir, bản thân Sapir và học trò của ông, Benjamin Whorf, là những người sáng lập môn học của mình. Tuy vậy, thuỷ tổ tinh thần của lãnh vực đa diện này rất phức tạp, có cội nguồn từ chủ nghĩa chức năng của trường phái Prague, chủ nghĩa cấu trúc Mỹ ‘Neo-Bloomfieldian, phương ngữ học và tâm lý học xã hội (xem Murray 1983). Bên ngoài nước Mỹ và Canada, sự quan tâm gần đây trong giới nhân học xã hội Anh Quốc đối với vị trí của ngôn ngữ trong xã hội xác nhận sự lưu truyền từ công trình của Malinowski về các chức năng của các ngôn ngữ ‘nguyên thuỷ (xem Ardener 1971); Parkin 1982 gọi tên sự phát triển này là ‘nhân học ngữ nghĩa. Những công trình khác ở Anh Quốc có ảnh hưởng là công trình của Bloch 1975 về thuật hùng biện chính trị trong các xã hội truyền thống, và các công trình nghiên cứu xuyên văn hoá của Goody về tác động của việc biết đọc biết viết (chẳng hạn năm 1977). Tại Pháp, tác phẩm của Claude Lévi-Strauss về sự phân tích truyền thuyết về mặt cấu trúc đặc biệt có ý nghĩa; cũng được lưu ý như vậy là các công trình nghiên cứu của Calame-Griaule năm 1965 về ngôn ngữ ở vùng Dogon của Tây Phi, và nhân học nhận thức của Sperber năm 1985. Ngoài ra, giới học giả Pháp theo lý thuyết xã hội nói chung cũng có ảnh hưởng đến nhân học ngôn ngữ trên phạm vi quốc tế - chẳng hạn đề xướng của Pierre Bourdieu theo đó các hình thức ngôn ngữ có thể cấu thành một loại ‘tài sản biểu trưng, hay quan niệm của Michel Foucault về những giới hạn trong diễn đạt được cấu thành thông qua sự cấu tạo có tính lịch sử gọi là ‘trật tự phát ngôn . Ở Việt ...

Tài liệu được xem nhiều: