Ống kính dòng L của Canon Canon bán ra rất nhiều ống kính mà họ gọi là ống kính dòng L “luxury”. Đây là dòng ống kính đắt nhất và chất lượng cao nhất của Canon được sơn một vạch đỏ ở đuôi ống. Ống kính dòng L có chất lượng cao hơn các dòng ống kính không L tương đương, trong mỗi ống kính L phải có ít nhất một thấu kính hoặc sản xuất từ tinh thể fluorite (không phải từ thuỷ tinh thường), hoặc là thấu kính aspheric nguyên khối hay từ thuỷ tinh đặc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các loại ống kính CANON
Các loại ống kính
CANON
II.1. Ống kính dòng L của Canon
Canon bán ra rất nhiều ống kính mà họ gọi là ống kính dòng L “luxury”.
Đây là dòng ống kính đắt nhất và chất lượng cao nhất của Canon được sơn một
vạch đỏ ở đuôi ống. Ống kính dòng L có chất lượng cao hơn các dòng ống kính
không L tương đương, trong mỗi ống kính L phải có ít nhất một thấu kính hoặc
sản xuất từ tinh thể fluorite (không phải từ thuỷ tinh thường), hoặc là thấu kính
aspheric nguyên khối hay từ thuỷ tinh đặc biệt có độ tán xạ thấp. Phần lớn ống
kính L có chất lượng chế tạo rất tốt, có vỏ bằng kim loại, chống thấm nước và là
các ống kính rất nhanh. Gần như tất cả các ống kính tiêu cự dài dòng L đều được
sơn màu trắng. Ống kính dòng L có vẻ chỉ dành cho dân chuyên nghiệp vì vượt
khỏi tầm tiền của nhiều người chơi ảnh nghiệp dư, chúng cho ra những bức ảnh tốt
nhưng giá thành, trọng lượng và kích cỡ không khiêm tốn chút nào.
Đương nhiên là không chỉ ống kính L mới cho ra những bức ảnh đẹp, nhiều
ống kính khác cũng có chất lượng rất cao mà không cần đến những thấu kính
fluorite tân kỳ, một số ống kính EF-S cho chất lượng ảnh gần tương đương dòng L
tuy chỉ thiếu mỗi viền đỏ mà thôi.
Lưu ý rằng chỉ mỗi Canon là đánh dấu bằng viền đỏ lên đuôi ống L, một số
hãng khác cũng đánh đường viền này lên đuôi ống kính của mình nhưng chất
lượng sản xuất không theo tiêu chuẩn ống kính dòng L.
II.2. Phân nhóm ống kính
Canon chỉ chia hai nhóm ống kính có L và không L, nhưng những ống kính
không L vô cùng đa dạng và đáp ứng đủ loại nhu cầu khác nhau. Theo đường
không chính thức, ống kính được chia thành các loại sau:
Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)
Những ống kính nằm cuối nhóm này thuộc loại rẻ nhất, chất lượng thấp,
chậm, ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo. Phần lớn ống kính bộ- 28-80, 28-
90 với độ mở trong khoảng thông dụng 4.0-5.6 thuộc nhóm này, những ống kính
này được sản xuất để bán với giá rẻ nhất có thể, chất lượng quang học không cao.
Một ngoại lệ: ống kính 50mm 1.8 II, ngàm gắn bằng nhựa, chất lượng quang rất
tốt dù giá rẻ. Những ống kính giá rẻ dễ nhận ra vì thân bằng nhựa, phẳng và thẳng,
gần đây những ống kính này được in một vòng màu bạc (chrome) ở đuôi ống. Có
thể Canon sản xuất nhiều loại ống kính này để dành cho thị trường đường phố, cửa
hiệu tạp hoá, siêu thị…nơi mà chất lượng ảnh không được quan tâm như giá cả.
Nhóm 2: Ống kính đa tiêu cự tầm trung (midrange zoom)
Là những ống kính có chất lượng quang học, chất lượng chế tạo tốt hơn,
ngàm gắn bằng kim loại và có in thước đo, loại này thường lắp USM để lấy nét,
một số ống kính phổ biến của nhóm này: 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5
USM and 100-300 4.5-5.6 USM. Chúng là những ống kính phổ thông dạng “tử tế”
tuy chất lượng quang học không được pro, chụp tốt cả ở góc rộng. Những ống
kính này được thiết kế khá tươm tất, vỏ ống được vuốt thuôn, vòng chỉnh tiêu cự
phủ cao su chống trượt (không phải bằng nhựa trơn). Ống kính như loại 28-70 3.5-
4.5 II và một số ống đa tiêu cự trước đây cũng có chất lượng quang học tốt dù
không sử dụng USM nhưng khá nóng trên thị trường “đồ cổ”.
Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)
Canon từng bán nhiều ống loại này với chất lượng quang học và chất lượng
chế tạo chấp nhận được (gắn động cơ lấy nét loại thường, ngàm gắn kim loại, có in
thước đo) như 28mm 2.8 and 50mm 1.8 (loại ngàm kim loại), dù giá thấp và kết
cấu không có gì đặc biệt nhưng chất lượng ảnh khá cao. Phần lớn các ống kính
nhóm này đều thuộc dạng ống kính tiêu chuẩn, không có ống cực rộng, không có
ống siêu dài, thiết kế thuộc thời đầu của máy ảnh EOS nên trông không sành điệu
lắm và có vẻ không được Canon nâng cấp thêm.
Nhóm 4: Ống kính “xịn” một tiêu cự (good primes)
Những ống này có chất lượng quang học cao, kết cấu tốt nhưng không dùng
các thấu kính giảm thiểu quang sai, không có tinh thể fluorite và cũng không có ký
hiệu “L” lừng danh như ống kính dòng L, điển hình nhất là 85mm 1.8 và 100mm
2.8 macro. Phần lớn được lắp USM, vỏ ống kính được thiết kế bo tròn mềm mại.
Đây là những ống kính chuyên nghiệp thực sự tuy không nổi đình đám như dòng L.
Nhóm 5: Các ống kính đặc biệt (specialized)
Dành cho một số rất ít người và chuyên biệt cho một mục đích nào đấy, ví
dụ ống kính nghiêng TS-E, ống kính siêu cận cảnh MP-E65 hay các ống kính hồng
ngoại, ống kính DO…
II.3. Một số ống kính thường gặp.
Những ống kính này đều dùng cho máy Canon, có loại đang sản xuất, có
loại đã ngừng sản xuất, chúng đều là ống kính EF (trừ khi có đánh dấu EF-S riêng).
Một số ống kính, nhất là loại siêu dài hay siêu rộng, sử dụng những kính lọc đặc
biệt bằng gelatin lắp trong thân ống. Nhiều ống có in chữ MACRO nhưng chỉ một
số ít là ống macro thứ thiệt (tỷ lệ phóng đại 1:1), riêng ống 50mm 2.5 Compact
Macro cần bộ chuyển Life-Si ...