Danh mục

Các lỗi về kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ 5 – 6 tuổi và biện pháp khắc phục

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.45 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, việc thực hiện thí nghiệm đã được giáo viên quan tâm nhiều hơn nhưng hiệu quả của thí nghiệm chưa cao. Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả của việc tổ chức thí nghiệm là kĩ thuật làm thí nghiệm. Vì vậy cần quan tâm nghiên cứu cách tổ chức thí nghiệm và hướng dẫn giáo viên mầm non kĩ thuật làm thí nghiệm ở trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các lỗi về kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ 5 – 6 tuổi và biện pháp khắc phục JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 272-279 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁC LỖI VỀ KĨ THUẬT LÀM THÍ NGHIỆM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Nguyễn Thị Luyến Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thí nghiệm ở trường mầm non là một hình thức tổ chức cho trẻ trải nghiệm nhằm nhận biết những đặc điểm bản chất bên trong của đối tượng dựa trên quá trình tác động có mục đích của giáo viên và trẻ tới đối tượng. Hiện nay, việc thực hiện thí nghiệm đã được giáo viên quan tâm nhiều hơn nhưng hiệu quả của thí nghiệm chưa cao. Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả của việc tổ chức thí nghiệm là kĩ thuật làm thí nghiệm. Vì vậy cần quan tâm nghiên cứu cách tổ chức thí nghiệm và hướng dẫn giáo viên mầm non kĩ thuật làm thí nghiệm ở trường mầm non. Từ khóa: Kĩ thuật, thí nghiệm, trẻ 5 - 6 tuổi, khám phá khoa học.1. Mở đầu Việt Nam bước vào thế kỉ XXI trong xu thế hội nhập diễn ra trên toàn thế giới. Xu thế nàyđòi hỏi người lao động Việt Nam mới cần phải có những phẩm chất cần thiết, đó là: Hiểu biết,năng động và sáng tạo [3]. Nhu cầu đào tạo những lớp người lao động như vậy đặt trách nhiệmlên toàn ngành giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non. Ngành giáo dục đã nêu cao chủ trươngđổi mới giáo dục phát huy tính tích cực sáng tạo của người học, chú trọng dạy kĩ năng, tăng cườngphương pháp thực hành trải nghiệm nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo người lao động mới trongtương lai [2]. Ở trường mầm non, phương pháp thực hành trải nghiệm được xem là có ưu thế và hiệu quảtrong việc giúp trẻ lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ tích cực với môi trườngxung quanh, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi nhỏ [9]. Đặc biệt, với những đối tượng mà bảnthân nó không bộc lộ rõ đặc điểm, tính chất bên trong như tự nhiên vô sinh, hiện tượng thiên nhiên,thế giới thực vật, thì thí nghiệm là phương pháp quan trọng giúp trẻ không chỉ biết được đặc điểmbên ngoài mà còn hiểu các mối liên hệ của đối tượng, bằng việc tác động lên đối tượng một cáchcó mục đích, có kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay, giáo viên mầm non còn lúng túng trong việc tổ chức thí nghiệm. Bởithực tế, thí nghiệm là một hoạt động khó, đòi hỏi sự hiểu biết, sáng tạo và tư duy khoa học củangười giáo viên. Nhằm giải quyết vấn đề này của thực tiễn, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểuphương pháp tổ chức thí nghiệm cho học sinh ở các cấp học từ phổ thông như: Nguyễn Ngọc Hưng[6], Lưu Thị Ban Mai [7], Phạm Thị Bình [1], Lê Văn Giáo, Phạm Thị Thanh Hương [4] cho đếnbậc học mầm non: Hoàng Thị Phương [9], Hoàng Thanh Phương [8], Cù Thị Xuân Quỳnh [10], Liên hệ: Nguyễn Thị Luyến, e-mail: nguyenluyenhnue133@gmail.com272 Các lỗi về kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi và biện pháp khắc phụcLưu Thị Thanh Hường [5]. Dù nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau nhưng các tác giả đều gặpnhau ở điểm chung là muốn nâng cao hiệu quả thí nghiệm cần phải quan tâm đến: các bước thựchiện thí nghiệm, dụng cụ làm thí nghiệm, hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh. Tuy vậy, chưa cónghiên cứu nào đi sâu vào kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. Vì vậy, bài viết nàyvới mục đích là một tài liệu tham khảo cho giáo viên, sẽ tập trung làm rõ kĩ thuật làm thí nghiệm,những vướng mắc thường gặp của giáo viên và biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả tổchức thí nghiệm cho trẻ ở trường mầm non.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thí nghiệm và đặc điểm thí nghiệm của trẻ mầm non Thí nghiệm nói chung là quá trình tạo ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điềukiện xác định để quan sát, thu thập các thông tin về sự vật, hiện tượng cụ thể. Thí nghiệm cho trẻmầm non là một loại hình quan sát diễn ra trong điều kiện nhất định, đòi hỏi sự tác động tích cựclên đối tượng làm thay đổi nó cho phù hợp với mục đích đặt ra [9]. Thí nghiệm của trẻ mầm noncó những đặc điểm sau đây: (1) Đặc trưng nhất là tính quan sát được [8]: Tính quan sát được là khả năng bộc lộ các đặcđiểm tính chất của đối tượng ra bên ngoài thông qua quá trình tác động, giúp trẻ có thể tri giác trựctiếp bằng các giác quan. Để trẻ có thể quan sát được diễn biến, kết quả thí nghiệm, giáo viên cầnhướng dẫn cho trẻ cách quan sát, từ lựa chọn vị trí quan sát, góc quan sát đến kĩ năng quan sát. (2) Đơn giản, dễ hiểu [8]: Sự phát triển tư duy, ngôn ngữ cũng như kinh nghiệm sống củatrẻ chỉ cho phép trẻ tiếp nhận tri thức ở mức độ đơn giản, sơ đẳng, và có thể hiểu được những mốiliên hệ cơ bản nhất của các sự vật hiện tượng xung quanh. Vì vậy, thí nghiệm cho trẻ cần được đơngiản hóa về cả trình tự thao tác, dụng cụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: