Các luận đề về văn học
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 183.51 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiểu dẫn về tác giả: Giáo sư John Lye giảng dạy văn học hiện đại và lý thuyết văn học. Ông đặc biệt quan tâm đến các thể loại văn chương hiện đại và đương đại trên cả phương diện lý thuyết và thực tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các luận đề về văn học Các luận đề về văn học Tiểu dẫn về tác giả: Giáo sư John Lye giảng dạy văn học hiện đại và lý thuyết văn học.Ông đặc biệt quan tâm đến các thể loại văn chương hiện đại và đương đại trên cả phương diệnlý thuyết và thực tế. Giáo sư Lye có trang web nổi tiếng nghiên cứu về lý luận văn học. Giáo sưđã được nhận phần thưởng Giảng dạy xuất sắc tại Đại học Tổng hợp Brock vào năm 1998. Ônglà thành viên Hội đồng Quản trị tại Trường Đại học Tổng hợp Brock, đồng thời là Trưởng khoaNgôn ngữ tiếng Anh và Văn học tại Đại học Tổng hợp Brock, Ontario, Canada. ăn học, giống như mọi hình thức nghệ thuật khác, buộc người đọc phải có những V suy nghĩ sâu sắc về mặt tình cảm, biểu tượng, đạo đức, trí tuệ và xã hội. Văn học sử dụng những phương tiện giao tiếp thông thường – ngôn ngữ, hình ảnh, biểutượng, mã, câu truyện – nhưng theo cách phức tạp và tinh tế hơn so với sự giao tiếp bình thườnghàng ngày. Cũng như vậy, nó sử dụng cảm giác nhất định mà chúng ta có đối với những thứ như hìnhthức, kinh nghiệm cảm xúc, nhịp điệu, sự lặp lại, sự tương phản, cái cảm giác mà chúng ta gọi là“thẩm mỹ”. Những gì tôi liệt kê dưới đây là một số gợi ý về cách văn học tác động lên chúng ta, đượcgiới thiệu như những luận điểm; chúng mang tính thăm dò - để ngỏ cho sự thách thức và thay đổi– và không phải là duy nhất. Mục tiêu của tôi là giúp các bạn biết được cách người ta có thể bắtđầu đưa ra quan niệm tại sao việc đọc và nghiên cứu văn học không chỉ là vui thú mà còn ích lợi.Đối với văn học, cũng giống như bất kì loại hình nghệ thuật nào khác, việc đọc và nghiên cứu cómối quan hệ chặt chẽ: người đọc càng tìm hiểu về cách thức làm việc của văn học, thì càng cómột thái độ cởi mở đối với những hiệu quả mà văn học có thể đem lại - người đó có thể đạt đượcnăng lực thẩm định của một độc giả, và văn học trở nên phong phú hơn và lôi cuốn hơn đối vớingười đó. Bạn sẽ nhận ra có những sự chồng chéo giữa các lý thuyết. 1. Luận đề “Sự minh triết” Theo luận đề chung này, văn học khám phá kết cấu và ý nghĩa của kinh nghiệm conngười theo một cách phức tạp và hấp dẫn, đưa chúng ta tới sự suy nghĩ thấu đáo và phong phú,và từ đó tới sự minh triết, liên quan đến cuộc sống của chúng ta và bản chất kinh nghiệm của conngười. Văn học làm vậy vì một hoặc nhiều (cũng có thể tất cả) lí do dưới đây: Một luận cứ thường được đưa ra là khi người nghệ sĩ thăng hoa trong xúc cảm, hoặc cósức mạnh về tri giác, hắn sẽ cảm nhận, trải nghiệm và tưởng tượng một cách cao độ, phong phú,phức tạp và nhờ đó chuyển tải được những trải nghiệm sâu sắc hơn, phong phú hơn. Một lập luận khác cho rằng cái viết ra, để có thể coi là “văn học”, đòi hỏi việc sử dụngngôn ngữ, hình ảnh, và ý tưởng phải trau chuốt, chính xác và có tính phản tư, rằng khi chúng tasử dụng ngôn ngữ và sự tưởng tượng đầy đủ hơn và chú ý hơn, chúng ta thực sự có thể suy nghĩvà tưởng tượng về thế giới chính xác hơn và sâu sắc hơn. Điểm nhấn mạnh ở đây là văn học được xây dựng dựa trên những căng thẳng, được tạo ratừ nhiều sự mơ hồ, đối lập và mỉa mai. Những căng thẳng, mơ hồ và mỉa mai đó sẽ làm toát lênsự phong phú, đậm đặc và phức tạp cho các trải nghiệm của con người. Văn học được viết theo những truyền thống và thể loại khác nhau, và những truyền thốngvà thể loại này có các chủ đề, đề tài, mô hình phản ánh và thể hiện quen thuộc; những chủ đề, đềtài, mô hình phản ánh và thể hiện đó có lịch sử phong phú, có sự thông thái và sáng suốt tích lũyđược qua thời gian do nhiều người có tâm huyết đã đóng góp vào sự tiến hoá của chúng. Vănhọc, sau đó lại xây dựng trên nền văn học có trước để thiết lập lịch sử phong phú của tư duy vàcách diễn đạt. 2. Luận đề “Khám phá” hay “Tìm hiểu” Theo lý luận này, văn học tạo ra “những thế giới có thể có”, tưởng tượng ra một thế giớikinh nghiệm đầy kịch tính cho phép người nghệ sĩ khám phá “những quy tắc” cơ bản của bảnchất con người và cấu trúc của thế giới. Chẳng hạn trong vở Macbeth, Shakespeare đã khám phásức mạnh và logic của cái ác (cách cái ác huỷ hoại bản thân nó, cũng là bản chất của nó) và cáchthức trong đó gốc thiện ở tâm sự vật tự khẳng định mình; ông làm điều đó bằng cách xây dựngvà theo nghĩa nào đó là “thả lỏng” một tình huống mang tính biểu tượng và kịch tính cao theomột quan niệm riêng về thế giới. 3. Luận đề “sự thể hiện” hoặc “phản ánh thực tế” Theo lập luận này, văn học có tính bắt chước, nghĩa là tái hiện “thực tế”, “bản chất”, hoặc“cách thức của sự việc”. Nó khắc họa đạo đức và những trải nghiệm khác theo cách cảm nhậnthuyết phục, cụ thể và tức thời thông qua những thủ pháp và sức mạnh thẩm mỹ, mà vẫn chophép sự suy nghĩ, sự luận thuyết hoặc sự xem xét những kinh nghiệm được nêu lên, theo kiểuchúng ta vừa “trải nghiệm” thế giới được nói tới vừa tách ra khỏi nó. Theo luận đề này, điềuquan trọng là phải ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các luận đề về văn học Các luận đề về văn học Tiểu dẫn về tác giả: Giáo sư John Lye giảng dạy văn học hiện đại và lý thuyết văn học.Ông đặc biệt quan tâm đến các thể loại văn chương hiện đại và đương đại trên cả phương diệnlý thuyết và thực tế. Giáo sư Lye có trang web nổi tiếng nghiên cứu về lý luận văn học. Giáo sưđã được nhận phần thưởng Giảng dạy xuất sắc tại Đại học Tổng hợp Brock vào năm 1998. Ônglà thành viên Hội đồng Quản trị tại Trường Đại học Tổng hợp Brock, đồng thời là Trưởng khoaNgôn ngữ tiếng Anh và Văn học tại Đại học Tổng hợp Brock, Ontario, Canada. ăn học, giống như mọi hình thức nghệ thuật khác, buộc người đọc phải có những V suy nghĩ sâu sắc về mặt tình cảm, biểu tượng, đạo đức, trí tuệ và xã hội. Văn học sử dụng những phương tiện giao tiếp thông thường – ngôn ngữ, hình ảnh, biểutượng, mã, câu truyện – nhưng theo cách phức tạp và tinh tế hơn so với sự giao tiếp bình thườnghàng ngày. Cũng như vậy, nó sử dụng cảm giác nhất định mà chúng ta có đối với những thứ như hìnhthức, kinh nghiệm cảm xúc, nhịp điệu, sự lặp lại, sự tương phản, cái cảm giác mà chúng ta gọi là“thẩm mỹ”. Những gì tôi liệt kê dưới đây là một số gợi ý về cách văn học tác động lên chúng ta, đượcgiới thiệu như những luận điểm; chúng mang tính thăm dò - để ngỏ cho sự thách thức và thay đổi– và không phải là duy nhất. Mục tiêu của tôi là giúp các bạn biết được cách người ta có thể bắtđầu đưa ra quan niệm tại sao việc đọc và nghiên cứu văn học không chỉ là vui thú mà còn ích lợi.Đối với văn học, cũng giống như bất kì loại hình nghệ thuật nào khác, việc đọc và nghiên cứu cómối quan hệ chặt chẽ: người đọc càng tìm hiểu về cách thức làm việc của văn học, thì càng cómột thái độ cởi mở đối với những hiệu quả mà văn học có thể đem lại - người đó có thể đạt đượcnăng lực thẩm định của một độc giả, và văn học trở nên phong phú hơn và lôi cuốn hơn đối vớingười đó. Bạn sẽ nhận ra có những sự chồng chéo giữa các lý thuyết. 1. Luận đề “Sự minh triết” Theo luận đề chung này, văn học khám phá kết cấu và ý nghĩa của kinh nghiệm conngười theo một cách phức tạp và hấp dẫn, đưa chúng ta tới sự suy nghĩ thấu đáo và phong phú,và từ đó tới sự minh triết, liên quan đến cuộc sống của chúng ta và bản chất kinh nghiệm của conngười. Văn học làm vậy vì một hoặc nhiều (cũng có thể tất cả) lí do dưới đây: Một luận cứ thường được đưa ra là khi người nghệ sĩ thăng hoa trong xúc cảm, hoặc cósức mạnh về tri giác, hắn sẽ cảm nhận, trải nghiệm và tưởng tượng một cách cao độ, phong phú,phức tạp và nhờ đó chuyển tải được những trải nghiệm sâu sắc hơn, phong phú hơn. Một lập luận khác cho rằng cái viết ra, để có thể coi là “văn học”, đòi hỏi việc sử dụngngôn ngữ, hình ảnh, và ý tưởng phải trau chuốt, chính xác và có tính phản tư, rằng khi chúng tasử dụng ngôn ngữ và sự tưởng tượng đầy đủ hơn và chú ý hơn, chúng ta thực sự có thể suy nghĩvà tưởng tượng về thế giới chính xác hơn và sâu sắc hơn. Điểm nhấn mạnh ở đây là văn học được xây dựng dựa trên những căng thẳng, được tạo ratừ nhiều sự mơ hồ, đối lập và mỉa mai. Những căng thẳng, mơ hồ và mỉa mai đó sẽ làm toát lênsự phong phú, đậm đặc và phức tạp cho các trải nghiệm của con người. Văn học được viết theo những truyền thống và thể loại khác nhau, và những truyền thốngvà thể loại này có các chủ đề, đề tài, mô hình phản ánh và thể hiện quen thuộc; những chủ đề, đềtài, mô hình phản ánh và thể hiện đó có lịch sử phong phú, có sự thông thái và sáng suốt tích lũyđược qua thời gian do nhiều người có tâm huyết đã đóng góp vào sự tiến hoá của chúng. Vănhọc, sau đó lại xây dựng trên nền văn học có trước để thiết lập lịch sử phong phú của tư duy vàcách diễn đạt. 2. Luận đề “Khám phá” hay “Tìm hiểu” Theo lý luận này, văn học tạo ra “những thế giới có thể có”, tưởng tượng ra một thế giớikinh nghiệm đầy kịch tính cho phép người nghệ sĩ khám phá “những quy tắc” cơ bản của bảnchất con người và cấu trúc của thế giới. Chẳng hạn trong vở Macbeth, Shakespeare đã khám phásức mạnh và logic của cái ác (cách cái ác huỷ hoại bản thân nó, cũng là bản chất của nó) và cáchthức trong đó gốc thiện ở tâm sự vật tự khẳng định mình; ông làm điều đó bằng cách xây dựngvà theo nghĩa nào đó là “thả lỏng” một tình huống mang tính biểu tượng và kịch tính cao theomột quan niệm riêng về thế giới. 3. Luận đề “sự thể hiện” hoặc “phản ánh thực tế” Theo lập luận này, văn học có tính bắt chước, nghĩa là tái hiện “thực tế”, “bản chất”, hoặc“cách thức của sự việc”. Nó khắc họa đạo đức và những trải nghiệm khác theo cách cảm nhậnthuyết phục, cụ thể và tức thời thông qua những thủ pháp và sức mạnh thẩm mỹ, mà vẫn chophép sự suy nghĩ, sự luận thuyết hoặc sự xem xét những kinh nghiệm được nêu lên, theo kiểuchúng ta vừa “trải nghiệm” thế giới được nói tới vừa tách ra khỏi nó. Theo luận đề này, điềuquan trọng là phải ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3398 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 716 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 458 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 369 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 314 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0