Danh mục

Các mô thức quản lý nợ công và vấn đề của Việt Nam

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.63 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (76 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản lý nợ công đương nhiên là một yêu cầu cần thiết cho mọi quốc gia vì nó sẽ giúp đảm bảo tính an toàn không chỉ đối với vị thế tài chính của chính phủ mà còn đối với sự an toàn, lành mạnh, ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các mô thức quản lý nợ công và vấn đề của Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT 10/2014 Đ Ỗ T H I Ê N A N H T U Ấ N 1 (tuandt@fetp.edu.vn) CÁC MÔ THỨC QUẢN LÝ NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ CỦA VIỆT NAM Abstract The recent international experience shows that the process and rules of good public debt management are not a prerequisite and unique, and also not necessarily make a country can eliminate costs and avoid risk of terrorist panic, but they are the necessary conditions for any country that wants to minimize costs and risks of debt crisis. Discussing these principles in the Vietnam’s situation showed that Vietnam now lacks the normative rules for public debt management. Although, Vietnam has issued the public debt management laws recently but it is only still at the initial stage. The content of the regulation is quite simple, contains many loopholes. When compared it with the international standards, the public debt management pattern of Vietnam is at the low standard level. In such conditions, along with the reality of the current debt as analyzed, it is clear that the risks and costs of public debt of Vietnam are very particularly worrisome. Improving policies and regulations on the public debt management, from declaration of the clear bundle of objectives to establishing of strategic processes, and developing the depth of the government bond market in the direction of soundness, efficiency is a critical requirement to help Vietnam can better manage its public debt. In addition, the process of designing a good public debt management practice and tool should also be placed in the general context of the macro economy along with the institutional reform process, the independence and the ability of coordinating with other macroeconomic policies. Tóm tắt Quản lý nợ công đương nhiên là một yêu cầu cần thiết cho mọi quốc gia vì nó sẽ giúp đảm bảo tính an toàn không chỉ đối với vị thế tài chính của chính phủ mà còn đối với sự an toàn, lành mạnh, ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế. Mặc dù hầu hết các nhà hoạch định chính sách cũng đều có chung quan điểm như vậy, song trên thực tế, ít nhất cho đến trước cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu 2010, mức độ quan tâm mà các nhà hoạch định chính sách dành cho hoạt động quản lý nợ công là rất hạn chế, ngay cả trước đó cũng có nhiều cuộc khủng hoảng nợ công riêng lẻ xảy ra ở nhiều quốc gia khác nhau. Sau khi khủng hoảng nợ công nổ ra, bất luận dù với nguyên nhân gì thì công tác quản lý nợ công vẫn giữ vai trò trung tâm và hết sức quan trọng. Nhiều nước đã bắt đầu khẩn trương rà soát lại hệ thống quản lý nợ công của họ, từ việc nhận diện lại bức tranh nợ công, đánh giá các chi phí và 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Bài viết được chuẩn bị theo yêu cầu của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội và được trình bày tại Hội thảo về Nợ công được tổ chức ở Đồng Hới, Quảng Bình, ngày 11/7/2014. Các nội dung được trình bày trong bài viết là của tác giả, không nhất thiết phản ánh hay đại diện cho quan điểm của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả xin chân thành cảm Ông Nguyễn Xuân Thành và Ông Huỳnh Thế Du vì những góp ý hết sức quý báu, tuy nhiên, những sai sót trong bài viết này nếu có là thuộc về tác giả. Các mô thức quản lý nợ công và vấn đề của Việt Nam rủi ro của nợ dựa trên các chuẩn mực và quy chuẩn mới, đến việc xây dựng và hoàn thiện các quy trình và quy tắc quản lý nợ công, kể cả việc thiết kế lại mô hình tổ chức của cơ quan quản lý nợ cũng như các mô thức giám sát nợ công phù hợp. Bài viết này sẽ thảo luận các mô thức quản lý nợ công được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đồng đề xuất trong Các nguyên tắc chung về quản lý nợ công, lồng ghép kinh nghiệm áp dụng ở các nước và việc áp dụng ở Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một quy trình và quy tắc quản lý nợ tốt không phải là điều kiện tiên quyết và duy nhất, và cũng chưa hẳn đã giúp cho một quốc gia có thể loại bỏ được rủi ro và tránh được nguy cơ khủng hoảng, song nó phải là điều kiện cần cho bất kỳ quốc gia nào muốn tối thiểu hóa chi phí và giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng nợ phát sinh. Thảo luận các nguyên tắc đó ở Việt Nam cho thấy Việt Nam còn thiếu một quy tắc mang tính chuẩn mực cho quản lý nợ công. Các quy định và quy trình quản lý nợ công ở Việt Nam dù đã có nhưng chỉ ở giai đoạn ban đầu, nội dung còn khá đơn giản, thậm chí chứa nhiều lỗ hổng, và nếu so với các chuẩn mực quốc tế đang được đề xuất áp dụng thì chuẩn mực của Việt Nam chỉ ở cấp độ thấp. Trong điều kiện đó, cùng với thực trạng về nợ công hiện nay như được phân tích, rõ ràng là các rủi ro về quản lý nợ công của Việt Nam hiện nay là rất đáng quan ngại. Hoàn thiện chính sách và các quy định về quản lý nợ công, từ việc tuyên bố mục tiêu cho đến việc thiết lập các quy trình mang tính chiến lược và cả việc phá ...

Tài liệu được xem nhiều: