Ở Việt Nam có nhiều nghề thủ công truyền thống, tiêu biểu là một số nghề như: nghề gốm, nghề mây tre đan, sơn mài, khảm trai. • Nghề gốm: Nghề gốm ở Việt Nam đã có từ lâu. Ở miền Bắc thì có gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (Bắc Giang)... Ở miền Nam có gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hoà (Đồng Nai)...
Ngày nay sản phẩm gốm của Việt Nam rất phong phú, từ những vật nhỏ như lọ đựng tăm, gạt tàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nghề thủ công truyền thống
Các nghề thủ công truyền thống
Ở Việt Nam có nhiều nghề thủ công truyền thống, tiêu biểu là một số nghề như:
nghề gốm, nghề mây tre đan, sơn mài, khảm trai.
• Nghề gốm:
Nghề gốm ở Việt Nam đã có từ lâu. Ở miền Bắc thì có gốm
Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù
Lãng (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (Bắc Giang)... Ở miền Nam có
gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hoà (Đồng Nai)...
Ngày nay sản phẩm gốm của Việt Nam rất phong phú, từ
những vật nhỏ như lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá... những sản phẩm cỡ trung bình
như lọ hoa, tượng phật, thiếu nữ, bộ ấm trà, cà phê, bát, đĩa, chậu cảnh đến những
sản phẩm cỡ lớn như lọ độc bình, đôn voi...
Những màu men gốm được ưa chuộng là men ngọc, men da lươn, men vàng nhẹ,
men chảy. Hoạ tiết trên sản phẩm được gắn liền với những nét quen thuộc trong
đời sống như chú bé thổi sáo ngồi trên mình trâu, cây đa cổng làng, mái chùa hồ
sen, thiếu nữ gảy đàn... Hàng gốm Việt Nam đã có mặt trên nhiều thị trường quốc
tế .
• Nghề mây tre đan:
Cây tre, cây song và câ y mây là đặc sản của xứ sở Việt Nam nhiệt
đới. Ba loại cây này trở thành nguồn nguyên liệu vô tận của những
người thợ thủ công làm hàng mây tre đan. Hàng mây tre đan Việt
Nam đã có mặt ở Hội chợ Pari năm 1931. Đến nay, hơn 200 mặt hàng này đã đi
khắp năm châu, được khách hàng ưa chuộng. Với bàn tay
khéo léo của những người thợ, những thân cây tưởng như vô
dụng đã trở thành những đĩa bày hoa quả, lẵng hoa, bát hoa,
làn, giỏ, khay, lọ hoa, chao đèn, bộ salon tủ sách...
Ưu điểm của hàng mây tre đan là: nhẹ, bền, không mọt.
• Sơn mài:
Trên thế giới nhiều nước làm hàng sơn mài. Một số nước trồng được cây sơn,
nhưng chỉ có cây sơn Việt Nam trồng ở đất Phú Thọ là có giá trị nhất. Nhựa cây
sơn Phú Thọ tốt hơn hẳn nhựa sơn trồng ở nơi khác. Chính vì vậy, hàng sơn mài
Việt Nam đã nổi tiếng đẹp lại bền.
Thế kỷ thứ 18 ở Thăng Long (Hà Nội hiện nay) đã có phường Nam Ngư chuyên
làm hàng sơn. Ban đầu sơn mài chỉ có bốn màu: đen, đỏ, vàng, nâu. Dần dần do
khoa học kỹ thuật phát triển, bảng màu của sơn mài ngày càng phong phú, tạo cho
sản phẩm sơn mài đẹp lộng lẫy và sâu thẳm.
Ngày nay các mặt hàng sơn mài như tranh treo tường, lọ hoa, hộp đồ nữ trang, hộp
đựng thuốc lá, khay, bàn cờ, bình phong... đã trở thành mặt hàng không thể thiếu
trên thị trường trong nước và quốc tế.
• Khảm trai:
Người thợ khảm dùng những mảnh có vân ngũ sắc vỏ trai, vỏ hến, ốc biển để
khảm (gắn) lên các đồ vật. Công việc của thợ khảm khá tỷ m ỷ và qua nhiều công
đoạn: Vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mảnh, khảm (gắn) lên tranh rồi lại mài nhẵn và
đánh bóng. Bức tranh khảm hiện lên trên mặt đồ vật với nhiều màu sắc lung linh.
Từ chiếc hộp gỗ, cái khay, bàn cờ, mặt bàn, thành ghế, cánh tủ, bình phong, tranh
treo tường... bằng gỗ đều có thể khảm trai.
Với 3260km bờ biển, nguồn nguyên liệu của nghề khảm
trai ở Việt Nam là vô tận.
• Chạm khắc đá:
Từ những khối đá cẩm thạch, người thợ chạm khắc đá đã làm ra nhiều sản phẩm
có giá trị như vòng đeo tay, gạt tàn thuốc lá, tượng phật, tượng thiếu nữ, hoa lá và
cây cảnh, các con vật đáng yêu như mèo, chim công...
Nghề chạm khắc đá có ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng là ở Đà Nẵng. Dưới chân núi
Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) là các làng Quan Khái, Hoà Khê, dân làng có ngh ề
chạm khắc đá truyền thống.
• Thêu ren:
Người thợ thêu Việt Nam rất khéo tay, họ biết cách hoà sắc hàng chục loại chỉ
mầu cho một bức thêu.
Các loại hàng thêu rất đa dạng, mẫu thêu ngày càng phong phú: Hoa sen, hoa cúc,
rồng phượng, đôi chim tùng hạc, đôi chim uyên ương, phong cảnh, chân dung...
Tùy theo ý nghĩa của từng đồ dùng mà người thợ thêu chọn mẫu. Có loại mẫu thêu
dành cho áo sơ mi, có loại mẫu thêu dành cho áo gối, có loại để thêu áo kimono,
có loại để thêu khăn trải bàn, khăn phủ giường, tranh treo tường...
Nghề thêu ren có từ lâu đời, ở nhiều địa phương nhưng có lẽ bắt nguồn từ làng
Quất Động (Hà Tây). Trong danh mục các tên phố cổ của Hà Nội có tên phố Hàng
Thêu chuyên bán các đồ thêu (nay là đoạn cuối phố Hàng Trống giáp với phố Lê
Thái Tổ). Ngoài ra, hiện nay hệ thống cửa hàng tranh thêu lụa XQ cũng giúp du
khách hiểu thêm và cảm nhận một phần về văn hóa Việt Nam và tài năng của
những người thợ thêu.
• Nghề kim hoàn:
Từ thế kỷ thứ 2, người Việt Nam đã biết dùng vàng bạc để làm đồ trang sức.
Trong nghề kim hoàn có ba nghề khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau.
Nghề chạm: Chạm, trổ những hình vẽ, hoa văn trên mặt đồ vàng, đồ bạc.
Nghề đậu: Kéo vàng, bạc (sau khi đã nấu chảy) thành sợi dài rồi uốn ghép thành
những hình hoa, lá, chim muông, gắn lên các đồ trang sức.
Nghề trơn: Chuyên đánh vàng, bạc thành những đồ trang sức mà không c ...