Những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to như giáo viên, phát thanh viên, người bán hàng, diễn viên kịch... rất dễ mắc bệnh giọng thanh quản. Biểu hiện thường thấy là khàn tiếng hoặc mất tiếng. Bệnh giọng thanh quản ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, có người thậm chí phải nghỉ việc, bỏ nghề. Tỷ lệ người mắc bệnh giọng thanh quản khá cao, chiếm tới 20%. Bệnh liên quan tới nhiều yếu tố nguy cơ như thời gian làm việc kéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút thuốc lá, uống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nguyên nhân gây khàn tiếng Các nguyên nhân gây khàn tiếngNhững người thường xuyên phải nói nhiều, nói to như giáoviên, phát thanh viên, người bán hàng, diễn viên kịch... rấtdễ mắc bệnh giọng thanh quản. Biểu hiện thường thấy làkhàn tiếng hoặc mất tiếng.Bệnh giọng thanh quản ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghềnghiệp, có người thậm chí phải nghỉ việc, bỏ nghề.Tỷ lệ người mắc bệnh giọng thanh quản khá cao, chiếm tới 20%.Bệnh liên quan tới nhiều yếu tố nguy cơ như thời gian làm việckéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút thuốc lá, uốngrượu hoặc mắc một số bệnh kèm theo như viêm mũi xoang (chủyếu là các viêm xoang sau), viêm amidan, viêm dạ dày... Nhữngngười làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, bụi bẩn, độc hại,nhất là bụi than và bụi hóa chất... cũng dễ mắc bệnh.Cơ quan phát âm của con người có cấu tạo rất phức tạp. Trongđó, thanh quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thànhlời nói. Lời nói được tạo ra khi có luồng không khí từ phổi đilên; sự rung động của dây thanh tác động lên cột không khí này,tạo nên âm thanh. Khi phát âm, dây thanh đóng kín, hình dạngdây thanh có thể biến đổi lúc dày, lúc mỏng, khi căng ít, khicăng nhiều... tùy theo nhu cầu phát âm.Các rối loạn về giọng xuất hiện do sự biến đổi nhất thời hoặc lâudài của chức năng phát âm. Triệu chứng chủ yếu là khàn tiếnghoặc mất tiếng do sự rung động của dây không đều, hoặc hai dâythanh khép không kín khi phát âm. Thủ phạm là những tổnthương tại chỗ như viêm mạn tính (làm dây thanh dày và cứng,rung động kém), hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dâythanh... Các biểu hiện khàn, mất tiếng cũng có thể do rối loạnchức năng giọng thanh quản ở tuổi dậy thì, hoặc do nhược cơdây thanh, bệnh thần kinh, ngộ độc...Việc điều trị phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bịviêm thanh quản cấp, có thể dùng kháng sinh toàn thân, giảmviêm, giảm phù nề, giữ ấm, chườm nóng vùng cổ, kiêng nóihoàn toàn trong 3 ngày. Nếu bị viêm thanh quản mạn tính, cầnnghỉ ngơi, hạn chế nói. Điều trị phẫu thuật được chỉ định trongtrường hợp khàn tiếng, mất tiếng do hạt xơ, polyp, u nang dâythanh để bóc tách phần niêm mạc dày cứng...Để giữ giọng, cần ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chấtchua cay, hút thuốc lá, uống rượu bia...