Danh mục

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam: Tổng quan lý thuyết và khung phân tích gợi ý

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.23 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam được xác định như sau: (1) hệ thống khen thưởng, (2) người lãnh đạo trực tiếp, (3) văn hóa tổ chức, (4) niềm tin cảm tính, và (5) sự cam kết với tổ chức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam: Tổng quan lý thuyết và khung phân tích gợi ý Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CHIA SẺ TRI THỨC VỚI ĐỒNG NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH GỢI Ý FACTORS AFFECTING LECTURERS’ KNOWLEDGE SHARING BEHAVIOUR TO THEIR COLLEAGUES IN VIETNAM UNIVERSITIES: LITERATURE REVIEW AND THE PROPOSED CONCEPTUAL FRAMEWORK. Hoàng Thị Anh Thư1 Ngày nhận: 28/9/2017 Ngày nhận bản sửa: 15/12/2017 Ngày đăng: 5/2/2018 Tóm tắt Chia sẻ tri thức có vai trò quan trọng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của tổ chức nói chung và trường đại học nói riêng. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của các giảng viên còn hạn chế và kết quả nghiên cứu lại thiếu đồng bộ. Lý do là vì, các nghiên cứu trước đang tiếp cận vấn đề theo ba hướng khác nhau: (1) lý thuyết hành vi TRA/TPB, (2) các lý thuyết tiêu biểu liên quan đến việc học tập của cá nhân; (3) phân tích theo ba nhóm nhân tố là “cá nhân”, “tổ chức”, và “hệ thống thông tin”. Khung phân tích được đề xuất trong bài viết này dựa trên sự tích hợp đầy đủ cả ba hướng tiếp cận trên, sau đó được sàng lọc cẩn thận để phù hợp với bối cảnh các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam được xác định như sau: (1) hệ thống khen thưởng, (2) người lãnh đạo trực tiếp, (3) văn hóa tổ chức, (4) niềm tin cảm tính, và (5) sự cam kết với tổ chức. Từ khóa: chia sẻ tri thức, yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức, các trường đại họctại Việt Nam Abstract Knowledge sharing plays an important role in enhancing the competitive advantage of organizations in general and universities in particular. However, the number of studies on knowledge sharing behavior amongst lecturers is rather limited and these studies’ results are inconsistent. The cause is that previous studies are approached in three different ways: (1) TRA/TPB behavioral theory, (2) typical theories related to self-learning; (3) analyzed in three factor groups are: individual, organization, and “information system”. The framework proposed in this paper is a full integration of all three approaches above, and then is selected carefully to match the current context of Vietnam universities. The method used here is qualitative research method. The factors which affecting the lecturers’ knowledge sharing behavior with their colleagues in Vietnam universities are identified as follows: (1) reward 1 Khoa Du Lịch – Đại học Huế, email: hoanganhthu.hat@gmail.com 27 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 43, 02/2018 system, (2) direct leader, (3) organizational culture, (4) affected trust, and (5) organizational commitment. Keywords: knowledge sharing, factors on knowledge sharing, universities in Vietnam. 1. Giới thiệu thực tế của các trường đại học Việt Nam hiện Tại trường đại học, mỗi một giảng viên cần nay để đề xuất khung phân tích, đặt cơ sở ban phải ý thức được rằng “việc chia sẻ tri thức với đầu cho việc triển khai các nghiên cứu thực mọi người xung quanh” là một nhiệm vụ quan nghiệm tiếp theo trong tương lai. trọng (Suhaimee, Abu Bakar, Alias, 2006). Vì 2. Cơ sở lý thuyết chia sẻ tri thức giúp cải thiện chất lượng của 2.1. Khái niệm chia sẻ tri thức và hành vi mỗi giảng viên, qua đó tăng cường năng lực chia sẻ tri thức cạnh tranh của trường học đó (Christine Nya- Chia sẻ tri thức là nền tảng cốt lõi và cũng Ling Tan & Ramayah, 2014). Trong hai đối là khía cạnh quan trọng nhất của quản lý tri tượng nhận được sự chia sẻ tri thức của các thức (Gupta &ctg, 2000). Chia sẻ tri thức được giảng viên tại môi trường làm việc là sinh viên định nghĩa là quá trình cho và nhận tri thức, và đồng nghiệp thì ở nhóm thứ hai gặp nhiều trong đó sự sáng tạo và chia sẻ tri thức phụ khó khăn hơn, và đây cũng là một trong các thuộc vào nỗ lực có ý thức của cá nhân làm trở ngại lớn đối với hoạt động quản lý tri thức cho tri thức được chia sẻ (Nonaka & Tekeuchi, tại trường đại học hiện nay. Bởi vì, khi việc sở 1995); hay chia sẻ tri thức là một hành động hữu các tri thức quý giá giúp cho cá nhân trở chủ quan cố ý làm cho tri thức được tái sử nên có ưu thế hơn so với đồng nghiệp thì họ có dụng bởi những người khác thông qua chuyển xu hướng tích trữ và không muốn chia sẻ tri giao tri thức (Lee & Al-Hawamdeh, 2002); thức đó (Davenport, 1998). Do vậy, việc nhận hoặc chia sẻ tri thức chính là việc tạo ra dòng diện được các yếu tố ảnh hưởng đến h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: