Danh mục

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung Bộ

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.15 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết là phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung Bộ. Đồng thời, nghiên cứu cũng phân tích sự tác động của hai nhân tố “Lợi thế cạnh tranh bền vững” và “Quản trị quan hệ” lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả phân tích nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung Bộ KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 40. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ThS.NCS. Nguyễn Bá Đông* Nguyễn Thị Thu Trang**, Nguyễn Trâm Anh**, Trần Thị Phương Linh** Nguyễn Thị Thúy Hằng*** Tóm tắt Mục tiêu của bài viết là phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung Bộ. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng, cùng với phân tích kết quả khảo sát 664 doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung Bộ, nhóm tác giả phân tích sự ảnh hưởng của 5 nhân tố đến lợi thế cạnh tranh bền vững bao gồm: (1) “Khả năng tài chính”, (2) “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, (3) “Chiến lược dẫn đầu về chi phí”, (4) “Khả năng đổi mới”, (5) “Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm”. Đồng thời, nghiên cứu cũng phân tích sự tác động của hai nhân tố “Lợi thế cạnh tranh bền vững” và “Quản trị quan hệ” lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả phân tích nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cụ thể.  Từ khóa: Lợi thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bất động sản, Bắc Trung Bộ * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ***Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 509 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 1. GIỚI THIỆU Lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới từ rất sớm. Các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các yếu tố để đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực cụ thể và chỉ ra rằng, lợi thế cạnh tranh bền vững có tác động tích cực và tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Suhong Li và cộng sự, 2004). Do đó, một trong những vấn đề chính được các chuyên gia kinh tế quan tâm hiện nay là lợi thế cạnh tranh bền vững của từng doanh nghiệp trong mỗi lĩnh vực cụ thể. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam và khu vực Bắc Trung Bộ.  Khu vực Bắc Trung Bộ là một khu vực đặc thù có địa hình trải dài bao gồm cả vùng núi và ven biển, cùng nguồn nhân lực rẻ và dồi dào. Do vậy, nơi đây trở thành địa điểm được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh. Theo thống kê của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong năm 2021, khu vực Bắc Trung Bộ có hơn 260 dự án được đưa vào quy hoạch với tổng quy mô 62,8 nghìn ha, trong đó Thanh Hóa là tỉnh có có quy mô bất động sản lớn nhất trong các tỉnh với thị phần đạt 19%. Tuy khu vực Bắc Trung Bộ có tiềm năng lớn trong lĩnh vực bất động sản nhưng nó hầu như chỉ mới thu hút các nhà đầu tư lớn từ nước ngoài chứ hầu hết các doanh nghiệp bất động sản tại Bắc Trung Bộ đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng chưa thực sự khai thác được hết các thế mạnh nội tại sẵn có của khu vực này. Do đó, bài viết này tập trung đi sâu phân tích, đánh giá sự tác động của các nhân tố: “Khả năng tài chính”, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, “Chiến lược dẫn đầu về chi phí”, “Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm” và “Khả năng đổi mới” lên lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung Bộ.  Để phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kể trên, nghiên cứu này dựa trên 3 mô hình và lý thuyết gốc là: mô hình Lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp bất động sản (CREM) của Russell Kenley (2008), Lý thuyết nguồn lực của Barney (1991), và Học thuyết lợi thế cạnh tranh của Porter (1985, 1990). Như vậy, ngoài phần giới thiệu, chúng tôi sẽ đưa ra tổng quan nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ở Phần 2, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ở Phần 3, kết quả nghiên cứu và thảo luận, đề xuất ở Phần 4. Cũng trong Phần 4, chúng tôi tập trung vào thảo luận những hàm ý, phương pháp và cách thức để tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.  510 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm Thuật ngữ “Lợi thế cạnh tranh bền vững” thường xuyên được các nhà khoa học nhắc đến như là “kết quả của quá trình doanh nghiệp triển khai các chiến dịch khai thác những thế mạnh nội tại của doanh nghiệp thông qua những cơ hội tại thị trường kinh doanh” (Porter, 1985; Barney, 1991). Hiện nay, các học giả trên thế giới vẫn chưa thống nhất và đưa ra một khái niệm nhất quán về lợi thế cạnh tranh bền vững (Dickson, 1992). Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Lợi thế cạnh tranh bền vững là khái niệm thường dùng để chỉ các tài sản của công ty, thuộc tính hoặc tính năn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: