Danh mục

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.88 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (SV) ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp của SV. Kết quả nghiên cứu, đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của SV ngành kế toán: Thái độ, Quy chuẩn chủ quan, Kinh nghiệm, Đam mê, Giáo dục, Nguồn vốn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Kế toán, Trường Đại học VinhCác nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Kếtoán, Trường Đại học VinhResearch on factors affecting the intention to start a business of accounting students,Vinh University Nguyễn Thị Thanh Hòa - Hoàng Thị Hường - Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Lê Thị Hoài - Đinh Thị Lanh - Phạm Thị Luyến* *Trường Kinh tế - Trường Đại học VinhTóm tắtBài viết xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (SV) ngànhKế toán, Trường Đại học Vinh. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy ý địnhkhởi nghiệp của SV. Kết quả nghiên cứu, đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởinghiệp của SV ngành kế toán: Thái độ, Quy chuẩn chủ quan, Kinh nghiệm, Đam mê, Giáodục, Nguồn vốn.AbstractThe article identifies the factors affecting the entrepreneurial intention of studentsmajoring in Accounting, Vinh University, thereby proposing solutions to improve theentrepreneurial intention of students in the future. The research results show that thereare 6 factors affecting the intention to start a business of accounting students: Attitude,Subjective Norms, Experience, Passion, Education, and Capital. 1. Giới thiệu Khởi nghiệp là một quá trình và hơn thế nữa nó là một quá trình tuyệt vời của mỗicon người. Đặc biệt, đối với SV đang ngồi trên ghế nhà trường đó là một bước mạnh dạnđể có thể thấy được khả năng bản thân của mình và mang lại nhiều lợi ích cho bản thânmình cũng như toàn xã hội. Việc SV khởi nghiệp khi đang ngồi trên ghế nhà trường đócũng là một lợi thế, vì trường học là nơi cung cấp kiến thức nền tảng, SV được trau dồikiến thức là một cơ sở lý thuyết vững chắc để SV dễ dàng lập ra các kế hoạch cụ thể chodự án khởi nghiệp của bản thân. 1 Mặt khác, nhà trường cũng là nơi sản sinh ra ý tưởng kinh doanh và thúc đẩy sựsáng tạo, tạo tiền đề cho dự án khởi nghiệp của SV. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếný định khởi nghiệp của SV ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh được thực hiện, với mongmuốn tạo cơ sở khoa học để đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệpcủa SV ngành kế toán. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, ý định khởi nghiệp trong nghiên cứu này hiểutheo nghĩa là một cá nhân (tự mình hoặc cùng người khác), có khả năng sắp xếp cácnguồn lực để nắm bắt được cơ hội kinh doanh mới, trên tinh thần đổi mới, sáng tạo để tạomột công việc kinh doanh riêng nhằm tạo việc làm, thu nhập và các giá trị cho riêngmình, đồng thời tạo ra giá trị có lợi cho nhóm khởi nghiệp, người lao động, cộng đồng.Khởi nghiệp là một quá trình, bắt đầu từ việc nhận biết cơ hội, từ đó phát triển các ýtưởng, nhằm tạo dựng một DN mới (Shapero, 1982). Tuy nhiên, không phải ai cũng nắmbắt được các cơ hội để ý định khởi nghiệp. Một cá nhân có tiềm năng ý định khởi nghiệpphải có mong muốn và nhận thấy tính khả thi của việc ý định khởi nghiệp (Shapero,1982); hoặc có thái độ tích cực và được sự ủng hộ của những người xung quanh, cũngnhư có khả năng kiểm soát hoạt động ý định khởi nghiệp (Ajzen, 1991); hoặc có mongmuốn và sự tự tin về khả năng của bản thân để ý định khởi nghiệp (Krueger & Brazeal,1994). Trên cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đếnđề tài, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởinghiệp của SV. Biến phụ thuộc của mô hình là ý định khởi nghiệp của SV, các nhân tố độclập bao gồm: Thái độ, Quy chuẩn chủ quan, Kinh nghiệm, Đam mê, Giáo dục và Nguồnvốn. 2 Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của SV Ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh Thái độ H1 Quy chuẩn chủ quan H2 Ý định H3 khởi Kinh nghiệm nghiệp H4 Đam mê H5 Giáo dục H6 Nguồn vốn 2.1. Thái độ Theo Ajzen (1991), thái độ đối với hành vi khởi nghiệp thể hiện sự đánh giá tíchcực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của một cá nhân về hành vi dự định thực hiện. KhiSV có thái độ hứng thú với việc khởi nghiệp kinh doanh, nhận thấy lợi ích và khi có cơhội và nguồn lực sẽ tiến hành khởi nghiệp. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thái độ đối vớihành vi kinh doanh như tâm thế chấp nhận rủi ro, sự tự do, độc lập (Krueger, Reilly, &Carsrud, 2000). Trong nghiên cứu này, đó là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hayphản đối của một người có dự định đối với hành vi kinh doanh mà họ hướng tới. Thái độđối với hành vi khởi nghiệp, đã được khẳng định có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởinghiệp của SV trong các nghiên cứu của (D. T. T. Le & Nguyen, 2016; T. N. D. Le &Nguyen, 2019; T. A. Phan & Tran, 2017; V. Q. Phan & Trac, 2020; Truong & Nguyen,2019). Giả thuyết H1: có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố thái độ đến ý định khởinghiệp của SV. 3 2.2. Quy chuẩn chủ quan Chuẩn chủ quan là nhận thức về những áp lực từ phía xã hội thể hiện sự ủng hộ, hayphản đối người có ý định thực hiện hành vi. Nó bao gồm các ảnh hưởng bên trong là ý kiếntừ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các ảnh hưởng bên ngoài là các trào lưu xã hội. Nghiêncứu của Karali (2013); Ambad và Damit (2016) chỉ ra, chuẩn chủ qua ...

Tài liệu được xem nhiều: