Danh mục

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học kinh tế & quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.22 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên (TUEBA) thông qua kết quả khảo sát 250 sinh viên. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học kinh tế & quản trị kinh doanh Thái Nguyên CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN TS. Vũ Quỳnh Nam Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên (TUEBA) thông qua kết quả khảo sát 250 sinh viên. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định 66,8% ý định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA chị ảnh hưởng bởi các yếu tố: Kỳ vọng của bản thân; Thái độ đối với khởi nghiệp; Năng lực bản thân cảm nhận; Chuẩn mực niềm tin; Vốn tri thức; Vốn tài chính ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA. Từ khóa: Ý định khởi nghiệp, nhân tố ảnh hưởng, TUEBA. 1. Giới thiệu Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh là một trong 7 trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên. Trong đó, TUEBA là một trường đại học đào tạo chính về khối ngành kinh tế cho vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Hàng năm, số lượng sinh viên được tốt nghiệp trên một nghìn sinh viên, với các ngành chính: Kế toán; Tài chính ngân hàng; Quản trị; Kinh tế nông nghiệp;…. Những năm qua TUEBA đã không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho sinh viên nhằm đảm bảo giúp sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội. Đặc biệt, với chương trình mục tiêu quốc gia về khởi nghiệp. Trong đó, khuyến khích khởi nghiệp trong sinh viên đã được nhà trường tích cực quan tâm và triển khai: triển khai cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp lần thứ nhất của Đại học Thái Nguyên năm 2017; tổ chức chương trình Talkshow “khát vọng khởi nghiệp” cho sinh viên; tổ chức cuộc thi “ý tưởng khởi nghiệp” cho sinh viên năm 2018; và cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp CIC năm 2019,… và nhiều hoạt động tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên trong toàn trường. 169 Tuy nhiên, thực tế sinh viên của Nhà trường khởi nghiệp còn rất ít. Hiện nay, Nhà trường chưa có số liệu thống kê cụ thể về số lượng sinh viên ra trường khởi nghiệp, song theo đánh giá của nghiên cứu thì số lượng này còn rất hạn chế. Nguyên nhân do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do sinh viên thiếu các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, thiếu niềm đam mê khởi nghiệp, thiếu nguồn vốn tài trợ cho khởi nghiệp,… Trước thực trạng khởi nghiệp của sinh viên Nhà trường, nghiên cứu tiến hành khảo sát 250 sinh viên năm cuối để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của Nhà trường đối với sinh viên trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Một số lý thuyết về khởi nghiệp Lý thuyết dự định hành vi (TPB) của Ajzen (1991) cho rằng, hành vi của con người được xuất phát từ thái độ của họ trước phản ứng về hành vi đó, có thể được hiểu là sự tán thành của người đó với hành vi đó. Nếu thái độ tích cực ủng hộ một hành vi nào đó con người sẽ xem xét đến những yếu tố như áp lực xã hội, của người thân xem họ ủng hộ hay không ủng hộ hành vi đó và được gọi là quy chuẩn chủ quan sẽ tạo nên ý định thực hiện hành vi của con người, và được thể hiện bằng kế hoạch hay khả năng một người nào đó, trong bối cảnh nhất định nào đó sẽ thực hiện hành vi, từ đó nhận thức kiểm soát hành vi. Trong đó, thái độ được khái niệm như là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện, còn quy chuẩn chủ quan là ảnh hưởng bởi sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không hành vi đó, còn nhận thức kiểm soát hành vi là việc phản ánh cá nhân cảm thấy dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Vận dụng lý thuyết hành vi, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về ý định khởi nghiệp trong và ngoài nước như Sokol và cộng sự (1982), đã đề xuất lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (EEM). Lý thuyết này cho rằng khởi nghiệp sẽ xuất hiện khi một cá nhân phát hiện ra một cơ hội khởi nghiệp và kỳ vọng vào nó; Mariani và cộng sự (2013), cho rằng ý định khởi nghiệp là quá trình nhận dạng, đánh giá và khai thác các cơ hội kinh doanh đến với mỗi cá nhân; Wenjun Wang và cộng sự (2011) cho rằng ý định khởi nghiệp là khát khao đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tận dụng cơ hội kinh doanh để làm giàu; Theo Austin (2006) thì khởi sự kinh doanh là việc tận dụng cơ hội kinh doanh để làm giàu bằng cách khởi xướng các phương thức hoạt động sáng tạo trong điều kiện môi trường hạn chế về nguồn lực. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: