Danh mục

Các nhân tố khiến giá cổ phiếu biến động

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 57.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một thực tế gần như đã trở thành chân lý là giá cổ phiếu luôn biến động. Nhưng không có cách nào dễ dàng để hiểu được chúng vận động như thế nào và vì sao, cũng như không có quy tắc nào có thể được sử dụng để có được lợi nhuận mau chóng và chắc chắn từ sự biến động ấy. Ở một vài phương diện, chúng ta có thể dễ dàng nói được cái gì ảnh hưởng tới giá cổ phiếu hơn là nói cái gì thực sự ảnh hưởng vào chúng. Khi nào thì giá cổ......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố khiến giá cổ phiếu biến động Các nhân tố khiến giá cổ phiếu biến động Một thực tế gần như đã trở thành chân lý là giá cổ phiếu luôn biến động. Nhưng không có cách nào dễ dàng để hiểu được chúng vận động như thế nào và vì sao, cũng như không có quy tắc nào có thể được sử dụng để có được lợi nhuận mau chóng và chắc chắn từ sự biến động ấy. Ở một vài phương diện, chúng ta có thể dễ dàng nói được cái gì ảnh hưởng tới giá cổ phiếu hơn là nói cái gì thực sự ảnh hưởng vào chúng. Khi nào thì giá cổ phiếu biến động, biến động theo chiều hướng nào, trong bao lâu? Đó là câu hỏi mà không chỉ các nhà đầu tư chứng khoán muốn tìm lời giải đáp. Trong nhiều năm dài, có một thuyết cơ bản, chính thống và quy ước được dùng để giải thích sự vận động của giá cổ phiếu. Đó là thuyết quy ước về giá cổ phiếu (Conventinal Theory of Stock Prices). Thuyết này cho rằng: Nguyên nhân cơ bản của sự vận động giá cả là sự dự đoán lợi nhuận doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp là nhân tố trực tiếp quan trọng nhất trong việc quyết định giá cổ phiếu. Bởi giá cổ phiếu chính là giá trị hiện tại (present value) của tất cả lợi tức cổ phần trong tương lai. Và lợi tức cổ phần chỉ có thể đến từ lợi nhuận doanh nghiệp. Do đó, khi lợi nhuận doanh nghiệp thay đổi, giá cổ phiếu sẽ thay đổi. Như vậy, nếu ước định được chính xác lợi tức cổ phần trong tương lai, nhà đầu tư có thể xác định được giá trị nội tại của một cổ phiếu (hay còn gọi là giá trị thực của cổ phiếu) sau khi đã chiết khấu ở một suất chiết khấu thích hợp. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình tài chính, viễn cảnh doanh lợi của doanh nghiệp và những nhân tố khác ảnh hưởng đến, nhiều nhà đầu tư sẽ có kết luận khác nhau về cùng một doanh nghiệp, cho nên giá trị thị trường với giá trị nội tại của cổ phiếu phần lớn là không thống nhất. Khi nghĩ rằng giá cổ phiếu đang thấp hơn (hoặc cao hơn) giá trị nội tại của cổ phiếu thì nhà đầu tư sẽ mua vào (hoặc bán ra) cổ phiếu đó. Nếu có nhiều người cùng nghĩ và làm như vậy thì họ sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng lên (hoặc giảm xuống) cho đến khi họ nghĩ rằng giá cả đã bằng với giá trị nội tại. Thực tế, giá trị nội tại của một cổ phiếu không phải là một hằng số bất biến. Nó sẽ thay đổi khi lợi nhuận doanh nghiệp thay đổi. Và cái làm cho lợi nhuận doanh nghiệp thay đổi, chính xác hơn là làm cho giá cổ phiếu thay đổi là do có sự thay đổi trong những điều kiện cơ bản. Những điều kiện cơ bản có thể là: - Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Giá cổ phiếu có chiều hướng đi lên khi nền kinh tế mạnh lên (và có chiều hướng đi xuống khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, kh năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, của cải tăng lên và nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu. - Lạm phát: Lạm phát tăng luôn là dấu hiệu cho thấy rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị hạ thấp làm cho giá cổ phiếu giảm. Bất cứ khi nào lạm phát bùng lên, đồng tiền khôn ngoan sẽ rời khỏi các cổ phiếu mà nó đã được đầu tư trước đó. Trong hầu hết các trường hợp, lịch sử của thị trường chứng khoán cũng chính là lịch sử của lạm phát. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá trị. Biểu hiện của lạm phát là giá cả hàng hoá tăng. Đối với sự tăng giá của một mặt hàng cụ thể, nó sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu có liên quan đến mặt hàng đó. Ví như giá dầu hoả mà tăng thì giá xăng cũng đắt đỏ hơn, như thế chi phí chuyên chở cũng tăng lên. Điều này đến lượt nó lại làm tăng giá mọi thứ được chuyên chở. Và những cổ phiếu thuộc ngành vận chuyển có sử dụng xăng dầu hoặc những cổ phiếu của doanh nghiệp có lệ thuộc vào xăng dầu sẽ biến động (thường sẽ giảm xuống). - Tình hình biến động của lãi suất: Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với doanh nghiệp. Chi phí này được chuyển cho cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà doanh nghiệp dùng để thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao (giả dụ lãi suất tiết kiệm). Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của doanh nghiệp vì nó khuyến khích doanh nghiệp giữ lại tiền mặt nhàn rỗi hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó khuếch trương kinh doanh. Chính vì vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho doanh nghiệp vì chi phí cho vay mượn xuống thấp, và giá cổ phiếu thường tăng lên. Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự phản ứng tương đương và trái ngược của cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của thị trường chứng khoán. Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá các cổ phiếu sẽ giảm. Nhưng nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào thị trường chứng khoán thường mang lại nhiều lãi. Bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng. - Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm. - Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng tích cực thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ tăng lên. - Những nhân tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động: Nhân tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển...; Nhân tố về thị trường tiêu ...

Tài liệu được xem nhiều: