Danh mục

Các phương pháp điều trị sẹo lồi (Kỳ 2)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.13 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Điều trị nội khoaa. Tiêm Steroid Corticosteroid có tác dụng ức chế alpha 2-macroglobulin, một chất có tác dụng ức chế collagenase. Một khi chu trình này bị ngăn chặn, lượng collagenase sẽ tăng và do đó sẽ làm thoái hóa collagen.- Áp dụng cho những sẹo lồi nhỏ, thường dùng nhất là tiêm Triamcinolone acetonide (10-40 mg/ml). Vùng da được tiêm thuốc có thể bị mất sắc tố và tình trạng này kéo dài 6 – 12 tháng; có thể gặp chứng teo và giãn mao mạch xung quanh chỗ tiêm. Phải thực hiện đúng kỹ thuật,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các phương pháp điều trị sẹo lồi (Kỳ 2) Các phương pháp điều trị sẹo lồi (Kỳ 2) 1. Điều trị nội khoa a. Tiêm Steroid Corticosteroid có tác dụng ức chế alpha 2-macroglobulin, một chất có tácdụng ức chế collagenase. Một khi chu trình này bị ngăn chặn, lượng collagenase sẽtăng và do đó sẽ làm thoái hóa collagen. - Áp dụng cho những sẹo lồi nhỏ, thường dùng nhất là tiêm Triamcinoloneacetonide (10-40 mg/ml). Vùng da được tiêm thuốc có thể bị mất sắc tố và tìnhtrạng này kéo dài 6 – 12 tháng; có thể gặp chứng teo và giãn mao mạch xungquanh chỗ tiêm. Phải thực hiện đúng kỹ thuật, đâm kim và bơm Triamcinolonevào đến tận lớp nhú bì, nơi tạo ra chất collagenase. Không nên tiêm Steroid vàomô dưới da vì có thể làm teo lớp mỡ bên dưới. - Có thể tiêm lặp lại vài lần cách nhau mỗi 1-2 tháng tùy theo diễn tiến củasẹo lồi và các tác dụng phụ có thể xảy ra cho bệnh nhân hay không. - Phương pháp này có thể được kết hợp với các phương pháp khác như ápNitrogen lỏng hoặc dán Silicon gel để tăng thêm hiệu quả. b. Điều trị bằng Interferon Interferon-alpha & gamma ức chế tổng hợp collagen bằng cách khửRibonucleic acid thông tin nội bào. Sẹo lồi được phẫu thuật cắt bỏ và tiêmInterferon sau đó để ngừa tái phát. Liều lượng tiêm là 1 triệu đơn vị vào mỗicentimét chiều dài da xung quanh vị trí sẹo ngay sau khi phẫu thuật, và tiêm nhắclại 1 đến 2 tuần sau đó. Đối với những bệnh nhân phải cắt bỏ nhiều sẹo lồi hoặcnhững sẹo lồi lớn, việc điều trị bằng Interferon sẽ rất tốn kém và bệnh nhân phảiđược tiền mê bằng Acetaminophen để điều trị những triệu chứng giống bệnh cúmdo Interferon gây ra. c. Điều trị bằng 5-flurouracil Liệu pháp tiêm chất 5-flurouracil (5-FU) vào sẹo đã được dùng một cáchthành công trong điều trị những sẹo lồi cô lập, nhỏ. Trung bình sau 5-10 lần tiêmmới đạt hiệu quả. Nếu tiêm hỗn hợp 0,1 ml Triamcinolone acetonide 10 mg/ml và0,9 ml 5-FU (50 mg/ml) kết quả sẽ tốt hơn. d. Điều trị bằng Imiquimod: Imiquimod 5% dạng kem gây sản xuất tại chỗ Interferon tại nơi bôi thuốc.Nên bắt đầu bôi Imiquimod ngay sau khi cắt bỏ sẹo lồi và bôi hằng ngày liên tụctrong 8 tuần. Hơn 50% bệnh nhân bị tăng sắc tố tại chỗ điều trị. e. Các phuơng pháp điều trị trị nội khoa khác: - Băng keo Flurandrenolide (Cordran) được dán trên sẹo lồi trong 12-20 giờmột ngày thường làm cho sẹo lồi mềm dần và phẳng lại. Cordran còn có tác dụnglàm vết sẹo hết ngứa. Dùng lâu dài có thể gây teo da. - Bleomycin (1mg/ml; 0,1-1 ml) được tiêm trực tiếp vào sẹo để điều trịnhững sẹo lồi nhỏ. Thuốc có thể làm thoái triển hoàn toàn vài sang thương. -Thuốc mỡ hoặc gel Clobetasol, bôi hai ngày một lần, có thể làm mềmvà/hoặc làm phẳng sẹo lồi,giúp bệnh nhân hết ngứa, hết cảm giác đau hay khóchịu do sẹo lồi. Dùng lâu dài thuốc sẽ gây mất sắc tố, teo da và giãn mạch. - Tacrolimus là một thành viên mới trong các trang bị điều trị sẹo lồi. Mộtnghiên cứu phát hiện có sự tăng gen ung thư gli-l (glioma-associated oncogenehomolog 1) trong các sẹo lồi nhưng trong các mô sẹo bình thường thì không cóhiện tượng này. Vì Tacrolimus có thể ngăn chặn gen gli-1 nên đượcứng dụng điềutrị sẹo lồi. Cần có những nghiên cứu lâu dài và lớn hơn để xác định hiệu quả củaliệu pháp này. - Methotrexate kết hợp với cắt bỏ sẹo phòng tránh được sự tái phát. Chongười bệnh uống 15-20 mg Methotrexate mỗi lần, 4 ngày bắt đầu từ tuần trướcphẫu thuật và liên tục trong 3-4 tháng sau khi vết cắt lành. - Pentoxifylline (Trental) 400 mg 3lần/ngày cũng khá thành công trong dựphòng tái phát sẹo lồi đã cắt. Cơ chế tác động của thuốc chưa được hiểu đầy đủ,nhưng có thể do tuần hoàn tăng, quét sạch những yếu tố tăng trưởng nguyên bàosợi. - Colchicine đã được dùng để điều trị và dự phòng tái phát sẹo lồi bằngcách ức chế tổng hợp collagen, phá vỡ các vi ống, và kích thích collagenase. - Vì kẽm bôi ngoài da ức chế Lysyl oxidase và kích thích collagenase, nênđược dùng để điều trị sẹo lồi, nhưng thành công còn hạn chế. - Tretinoin bôi 2 lần / ngày làm giảm ngứa và những triệu chứng khác củasẹo lồi, có thể làm thoái triển sẹo lồi một phần nào. - Một số thuốc khác đã được thử nghiệm nhưng thành công còn hạn chếhoặc tỷ lệ nguy cơ/lợi ích còn đáng ngờ là Verapamil, Cyclosporine, D-penicillamine, Relaxin tiêm vào sẹo lồi. 2. Điều Trị ngoại khoa Được chỉ định khi sẹo lồi không đáp ứng với các phương pháp điều trị kháchoặc sang thương quá lớn. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ sẹo và khâu kín, ghép da với mảnhda ghép toàn phần hay ghép da mỏng để giảm lực căng trên toàn bộ da được khâu.Trước khi cắt bỏ sẹo lồi, bác sĩ sẽ lưu ý đến những nguy cơ chính đi kèm với sự táiphát của sẹo lồi: a. Tiền sử gia đình về sẹo lồi; b. Chỗ phẫu thuật bị nhiễm trùng; c. Vị trí phẫu thuật trên cơ thể (nhất là giữa ngực và vai); d. Loại chấn thương gây ra sẹo (bỏng do nhiệt hoặc hóa chất); e. Căng da trong thời kỳ hậu phẫu; f. Da sậm màu nhóm 4-6 theo phân loại Fitzpatrick. Tỷ lệ tái phát cho thủ thuật cắt bỏ sẹo lồi đơn giản không kèm những biệnpháp phụ trợ hậu phẫu dao động từ 50 – 80%. ...

Tài liệu được xem nhiều: