Danh mục

Các phương pháp nghiên cứu của văn hóa học - G.A.Avanes ova

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.49 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn hóa học là một lĩnh vực kiến thức tích hợp, thu thập kết quả nghiên cứu của một loạt khoa học chuyên ngành (nhân học văn hóa, nhân học xã hội, dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học, sử học…). Do đó, cần phải có phương thức, thao tác và biện pháp phân tích, nghiên cứu văn hóa một cách phù hợp. Để hiểu thêm về các phương pháp trong văn hóa học mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các phương pháp nghiên cứu của văn hóa học - G.A.Avanes ova CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA VĂN HÓA HỌC G.A. Avanesova Phương pháp nghiên cứu của văn hóa học là tập hợp các phương thức, thaotác và biện pháp được sử dụng để phân tích văn hóa và, ở mức độ nhất định, tạonên đối tượng của nghiên cứu văn hóa. Do văn hóa học là một lĩnh vực kiến thứctích hợp, thu thập kết quả nghiên cứu của một loạt khoa học chuyên ngành (nhânhọc văn hóa, nhân học xã hội, dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học,sử học…), cho nên thao tác phân tích được thực hiện thông qua sự tổng hợp cácphương pháp và mục đích nhận thức, tập hợp xung quanh một trung tâm: văn hóavà các bình diện của nó. Điều này đã cho phép tư duy lại nhiều quan niệm và kháiniệm đang tồn tại trong khuôn khổ mỗi chuyên ngành hợp thành văn hóa học.Trong quá trình phân tích văn hóa học, các phương pháp cụ thể của từng chuyênngành khác nhau được sử dụng một cách có chọn lọc, tính đến khả năng giải quyếtcác vấn đề, phân tích chúng trên phương diện văn hóa học. Không hiếm khi chúngđược sử dụng không phải với tư cách các thao tác hình thức, mà giống như cáccách tiếp cận trong nghiên cứu xã hội hoặc nghiên cứu nhân văn. Tất cả nhữngđiều này tạo nên cơ sở để biểu hiện về sự biến thái nhất định các phương phápchuyên ngành, về sự tích hợp chúng trong khuôn khổ các nghiên cứu văn hóa, vàđó, cuối cùng, chính là tác nhân kích thích sự phát triển nhận thức văn hóa học nóichung. Sự nhận biết như vậy không có nghĩa là dẫn đến loại bỏ sự cần thiết phânthành những nhóm đặc biệt và nghiên cứu chuyên sâu các phương pháp phân tíchcủa văn hóa học. Trong hệ phương pháp của văn hóa học cũng áp dụng sự chiatách, phổ biến đối với các khoa học xã hội và nhân văn khác, là chia thành cácphương pháp phục vụ cho việc nghiên cứu tri thức cơ bản và các phương pháp gắnvới việc thu nhận tri thức kinh nghiệm. Cũng có thể tách thêm một nhóm đặc biệtcác phương pháp nghiên cứu lĩnh vực tri thức văn hóa học ứng dụng. Trong nhữngthập niên gần đây trong khuôn khổ tri thức ứng dụng đã xuất hiện các phươngpháp và kỹ thuật của các chuyên ngành văn hóa học mới nhất như nhân học sinhthái, nhân học đô thị, dự án văn hóa-xã hội, tổ chức các liên kết và quan hệ liênthiết chế (trong đó có tư vấn thích ứng, giao tiếp cộng đồng… Một cách phân nhóm các phương pháp nghiên cứu văn hóa học khác bắtnguồn từ cách phân chia truyền thống trong lịch sử, chia các khoa học thành khoahọc về tự nhiên và khoa học về tinh thần. Đến thế kỷ XX các nhà nghiên cứu bắtđầu nói đến việc sử dụng trong phân tích xã h ội và phân tích văn hóa các phươngpháp của nghiên cứu văn hóa nhân văn và nghiên cứu văn hóa xã hội theo hệ thuậtngữ của tư duy khoa học Nga. Khi nói về các ngành khoa học nhân văn, người tamuốn nói đến tổ hợp các phương pháp của nghiên cứu ngữ văn, nghiên cứu vănhọc, sử học, lý luận văn hóa, nghiên cứu tôn giáo, nghệ thuật học, dân tộc chí,nhân học văn hóa, triết học, đạo đức học,… Còn khi nói đến các khoa học xã hội,người ta đưa vào nhóm này các phương pháp của kinh tế học, chính trị học, dântộc học, xã hội học,… Trong nhóm thứ nhất, nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu tínhchất cá thể của văn hóa, so sánh chúng, mô tả các tư liệu xuất phát điểm của vănhóa. Còn thao tác tổng quát trong trường hợp này chỉ là nhiệm vụ thứ yếu. Đồngthời người ta cũng sử dụng các phương pháp gắn liền với việc đi sâu thấu hiểu vănhóa, thâm nhập vào ý nghĩa bên trong của các hiện tượng và giá trị của nó, bằngcách này hay cách khác, gắn với quan điểm giá trị của khuynh hướng thực chứng.Trong số chúng, có tầm quan trọng đặc biệt là các phương pháp dân tộc học thựcđịa (mô tả, phân loại, phương pháp tàn dư,…), phương pháp quan sát, phỏng vấnmở của tâm lý học và xã hội học, các phương pháp của sử học (trong đó cóphương pháp lịch sử - so sánh), phân tích văn bản trong khuôn khổ hệ hình củagiải minh học,… Trong nhóm thứ hai, ngược lại, nhiệm vụ chủ yếu là tìm ra cácqui luật và nguyên tắc, cho phép đi từ những qui luật chung đến thấu hiểu các hiệntượng riêng. Trong nhóm này, các thực tế riêng lẻ ít có giá trị hơn các tổng kếtmang tính hệ quan niệm, phân tích tính chất chung của các hiện tượng và liên kếtchúng với rất nhiều hiện tượng khác. Trong trường hợp này, việc sử dụng cácphương pháp này hay khác chủ yếu là hướng tới việc làm rõ về mặt nhận thức cácchức năng của văn hóa, nêu bật những mối liên hệ nhân - quả, khách quan, bêntrong của nó, thấu hiểu một cách có phê phán các hiện tượng tinh thần của đờisống văn hóa. Bên cạnh đó, các phương pháp, nguyên tắc và phạm trù nhận thứcbị cuốn hút về mô hình lý tưởng phân tích hệ hình của khoa học tự nhiên vàphương thức xây dựng đề án-công cụ để vận dụng chúng. Theo khuynh hướng nàyđược sử dụng rộng rãi là các phương pháp và thủ pháp cụ thể của phép phân tíchtrong các nghiên cứu kinh tế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: