Danh mục

Các quy định về môi trường và cơ hội thách thức khi thực thi cam kết môi trường trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 289.87 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm khái quát các quy định về môi trường trong Hiệp định TPP, phân tích những điểm mới trong quy định về môi trường và chỉ ra những cơ hội, thách thức cho Việt Nam, những vấn đề cần phải xử lý để giải quyết mối quan hệ thương mại và môi trường trong thương mại quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các quy định về môi trường và cơ hội thách thức khi thực thi cam kết môi trường trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)CÁC QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ HỘI THÁCHTHỨC KHI THỰC THI CAM KẾT MÔI TRƯỜNG TRONGHIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ThS. Nguyễn Quang Hồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dânTóm tắt Do tính chất nhạy cảm của vấn đề thương mại và môi trường nên cho đếnthời điểm hiện nay, trong khuôn khổ của tổ chức thương mại thế giới WTO chưacó một hiệp định đa phương nào đề cập riêng đến thương mại và môi trường. Tuynhiên, trong nhiều hiệp định của WTO lại chứa đựng những điều khoản liên quanđến thương mại và môi trường, nhất là trong thời gian gần đây các cuộc đàmphán trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha cho thấy có thể vấn đề môi trường sẽđược xây dựng thành một hiệp định đa phương. Hiệp định TPP là Hiệp định thương mại tự do đa phương thế hệ mới đầutiên đưa các nội dung về môi trường thành một chương trong các cam kết. Điềunày là một bước tiến so với các khuôn khổ và định chế của tổ chức thương mạithế giới WTO và nó khẳng định vị trí của môi trường như một nhân tố quan trọngtrong các hoạt động thương mại cũng như những đóng góp của thương mại đốivới phát triển bền vững. Bài viết này nhằm khái quát các quy định về môi trường trong Hiệp địnhTPP, phân tích những điểm mới trong quy định về môi trường và chỉ ra những cơhội, thách thức cho Việt Nam, những vấn đề cần phải xử lý để giải quyết mốiquan hệ thương mại và môi trường trong thương mại quốc tế.1. Khái quát các quy định về môi trường trong Hiệp định TPP1.1. Khái quát chung Chương Môi trường là Chương thứ 20 trong tổng số 31 chương của Hiệpđịnh TPP. Mục tiêu của chương này là thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau giữa chính sáchthương mại và chính sách môi trường; thúc đẩy bảo vệ môi trường mức độ cao và 259thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường; tăng cường năng lực của các bên đểgiải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến thương mại. Mặc dù là cam kếtchung, song TPP cũng cân nhắc những ưu tiên và hoàn cảnh quốc gia tương ứng.Các thành viên công nhận tăng cường sự hợp tác để bảo vệ môi trường và quản lýbền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ mang lại những lợi ích và có thể đónggóp vào sự phát triển bền vững. Các bên cũng thừa nhận rằng không thích hợp đểthiết lập hoặc sử dụng luật về môi trường của các bên hoặc các biện pháp kháctheo cách sẽ tạo thành một sự hạn chế trá hình đối với thương mại hoặc đầu tưgiữa các bên. Như vậy, nội dung của các cam kết môi trường chính là để hướng tới việcthúc đẩy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các chính sách thương mại với môi trường; ủnghộ các quốc gia có các biện pháp phù hợp thúc đẩy hơn nữa các hoạt động bảo vệmôi trường, hạn chế cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên, trong khi đẩy mạnh hơnnữa tự do hóa thương mại đối với các hàng hóa và dịch vụ góp hỗ trợ chuyển dịchsang nền kinh tế xanh và nền kinh tế các bon thấp.1.2. Những điểm mới cam kết về môi trường trong TPP Chương 20 về Môi trường bao gồm 23 điều, có thể chia làm 04 nội dungchính, bao gồm: Thứ nhất, nhóm điều khoản chung liên quan đến các định nghĩa,mục tiêu và các tuyên bố chung của Hiệp định, gồm có 3 điều 1, 2 và 3. Thứ hai,nhóm điều khoản liên quan đến các quy định về tính minh bạch và sự tham giacủa cộng đồng, bao gồm 3 điều 7, 8 và 9. Thứ ba, nhóm điều khoản liên quan đếntổ chức bộ máy các cơ quan chịu trách nhiệm và cơ chế phối hợp thực hiện vàgiải quyết các tranh chấp, khiếu nại và làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan giữacác bên tham gia, gồm 6 điều 12, 19, 20, 21, 22 và 23. Thứ tư, nhóm các điềukhoản riêng về các vấn đề môi trường, bao gồm 11 điều khoản: Bảo vệ tầng ô zôn(Điều 5); Bảo vệ môi trường biển từ ô nhiễm do vận tải biển (Điều 6); Thươngmại và đa dạng sinh học (Điều 13); Các loài ngoại lai (Điều 14); Chuyển đổi sangnền kinh tế phát thải thấp (Điều 15); Khai thác đánh bắt thủy sản trên biển (Điều16); Bảo tồn đa dạng sinh học và thương mại (Điều 17); Hàng hóa và dịch vụ môitrường (Điều 18); Các hiệp định môi trường đa phương (Điều 4); Hợp tác tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp (Điều 10) và Các cơ chế tự nguyện để thúc đẩythực thi môi trường (Điều 11).260 Có thể chia nội dung của 11 điều khoản về môi trường nêu trên thành 02nhóm: Nhóm thứ nhất gồm các hàng hoá, dịch vụ có hỗ trợ, đóng góp cho việcthực hiện tăng trưởng xanh và nền kinh tế các bon thấp, được quy định tại Điều15 và Điều 18 với các chủ trương về giảm thuế, rào cản thương mại và hợp tácthông qua các dự án song phương, đa phương và thúc đẩy đầu tư giữa các bên.Nhóm thứ hai bao gồm các nội dung về hạn chế ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên docác hoạt động thương mại. Nhóm này tập trung vào đa dạng sinh học, bảo tồn, cơchế thực thi môi trường tự nguyện, bảo vệ tầng ô ...

Tài liệu được xem nhiều: