tiếp nối phần 1, mời các bạn cùng tham khảo tiếp phần 2 cuốn sách "các quy định về viên chức phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ". cuốn sách được tài trợ bởi dự án “tăng cường năng lực thanh tra ngành nội vụ đến năm 2014”. cuốn sách nhằm tổng hợp các quy định về viên chức, giúp cán bộ thanh tra ngành nội vụ có tài liệu tham khảo làm tốt công tác của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
các quy định về viên chức phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
Các văn bản quy định về viên chức 139
BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 12/2012/TT-BNV
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2012
THÔNG TƯ
Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh
nghề nghiệp đối với viên chức
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm
2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức;
Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm
2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định về chức
danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên
chức,
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục xây dựng chức
danh nghề nghiệp, thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên
chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 2. Nội dung quản lý đối với chức danh nghề
nghiệp
1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực
140 Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức và văn thư, lưu trữ…
nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác
tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
2. Bộ Nội vụ quy định danh mục, mã số và việc phân hạng
chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
3. Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành (sau đây gọi tắt là Bộ quản lý viên chức chuyên ngành)
quy định Bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh nghề nghiệp
của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực sự nghiệp cụ thể trong
phạm vi được giao quản lý sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ. Bộ
tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh nghề nghiệp của viên chức
bao gồm danh mục các chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn cụ
thể của từng chức danh nghề nghiệp, được phân loại thành các
cấp độ từ hạng I đến hạng IV theo quy định tại Khoản 2 Điều 3
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của
Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên
chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2012/NĐ-CP).
Điều 3. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp
1. Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định cụ thể về
tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp đối với viên chức sau khi có ý kiến
thống nhất của Bộ Nội vụ.
2. Việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp phải thực hiện theo các quy định của Quy chế tổ chức thi
và xét thăng hạng; Nội quy thi tuyển, thi và xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp.
3. Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp và điều
kiện cụ thể của đơn vị, ngành, lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các
cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét
Các văn bản quy định về viên chức 141
thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định hình thức thi
hoặc hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với
viên chức theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Nghị định số
29/2012/NĐ-CP.
Chương 2
XÂY DỰNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 4. Trình tự, thủ tục xây dựng chức danh nghề
nghiệp
1. Bộ quản lý viên chức chuyên ngành căn cứ yêu cầu, đặc
điểm, tính chất của hoạt động nghề nghiệp, chủ trì, phối hợp với
các cơ quan có liên quan xây dựng, ban hành Bộ tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực sự
nghiệp được giao quản lý theo các bước như sau:
a) Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về số
lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ viên chức của ngành, lĩnh
vực; thực trạng hệ thống đào tạo theo yêu cầu của chức danh
nghề nghiệp; hệ thống và tiêu chuẩn các ngạch viên chức hiện
đang được sử dụng;
b) Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá về thực
trạng đội ngũ viên chức quy định tại Điểm a Khoản này và định
hướng chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quản lý, xác định
sự cần thiết xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tiêu
chuẩn, đề xuất danh mục, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
của viên chức chuyên ngành và hạng của các chức danh này;
c) Dự thảo Bộ tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của
viên chức chuyên ngành;
2. Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ quản lý viên chức chuyên
ngành về dự thảo Bộ tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của
viên chức chuyên ngành; cấp mã số cho từng chức danh nghề
nghiệp cụ thể.
142 Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức và văn thư, lưu trữ…
3. Bộ quản lý viên chức chuyên ngành tiếp thu, hoàn chỉnh
trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, ban hành Bộ tiêu chuẩn các
chức danh nghề nghiệp của viên chức theo thẩm quyền.
Điều 5. Kết cấu chung của tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp
Mỗi chức danh nghề nghiệp được kết cấu bao gồm:
1. Tên và hạng của chức danh nghề nghiệp;
2. Nhiệm vụ: liệt kê chi tiết và cụ thể những công việc phải
thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh
nghề nghiệp;
3. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
5. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Chương 3
THAY ĐỔI CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 6. Xét chuyển chức danh nghề nghiệp
1. Việc xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang
chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng đối với viên chức phải
bảo đảm các điều kiện sau:
a) Viên chức được bố trí sang vị trí việc làm mới có yêu cầu
chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khác cùng hạng với chức
danh nghề nghiệp đang đảm nhiệm;
b) Viên chức đáp ứng đúng tiêu chuẩn của chức danh nghề
nghiệp mới.
2. Việc xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng
hạng đối với viên chứ ...