Danh mục

Các sai lầm hay mắc phải của một nhà đầu tư nhỏ

Số trang: 92      Loại file: doc      Dung lượng: 909.50 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng cách tìm đọc và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình đã phạm rất nhiều sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như không thể tránh khỏi. Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và rút kinh nghiệm. Theo bảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm. Tôi sẽ viết ra dần những sai lầm của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các sai lầm hay mắc phải của một nhà đầu tư nhỏBằng cách tìm đọc và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình đãphạm rất nhiều sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như không thể tránhkhỏi.Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và rút kinh nghiệm. Theobảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm. Tôi sẽ viết ra dần những sailầm của mình.1. Không có phương pháp đầu tư ( đầu cơ ) rõ ràng :Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản : cứ cố gắng mua được giáthấp thì sẽ bán được giá caoNhưng thế nào gọi là thấp thì tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm giác muacác cổ phiếu giá 40 - 50 nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu giá 400 - 500 nghìn. Nhưngđến giờ thì các cổ phiếu mà tôi coi là giá rất cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôicoi là giá thấp.Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ phiếu giá thấp thay chohàng chục hay hàng trăm cổ phiếu giá cao, khi mua các cổ phiếu giá thấp tôi có cảmgiác đang mua được nhiều hơn với cùng một số tiền. Nhưng hóa ra không phải vậy :không nên suy nghĩ theo số lượng cổ phiếu mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị sốtiền đầu tư. Nên mua mặt hàng tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất.Khi đã lỗ tới 25% số vốn ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục như thế nào nữa,ngoài việc ôm chặt số cổ phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng câu nói củaW.B : Nếu bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất đi 40% giá trị thì bạnđừng nên đầu tư.Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của W.B thì tôi té ngửa vì lâunay đã có bao người hiểu sai câu nói của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ đầutư mà W.B đã thực hiện thì chưa có thương vụ đầu tư nào của W.B phải trải qua giaiđoạn thua lỗ trên 10%. Vậy thì con số 40% thua lỗ mà W.B nói tới là khả năng chịuđựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy ra. Còn tôi và bao nhiêu người khác thì lỗlã đã xảy ra thật.Vậy mà tôi cũng như bao người cứ chắc mẩm : đến W.B còn thua lỗ tới 40% thì mìnhlỗ lã như vậy cũng là thường tìnhMột câu hỏi lóe lên trong tôi : tại sao W.B làm được vậy mà mình không làm được ?Tại sao những khoản đầu tư mà W.B đã thực hiện đều sinh lời lớn và ít phải trải quanhững giai đoạn lỗ lã nặng ? Bởi vì ông mua vào chọn lọc, thận trọng, kiên nhẫn, còntôi thì mua ào ào. Tôi tưởng tượng W.B sẽ làm gì nếu ông bắt đầu với 100 triệu giốngnhư tôi ?Ông sẽ đặt ra tiêu chuẩn mua vào :+ P/E < 20+ G>20% trong 5 năm qua và 5 năm tới+ P/E/G < 1+ P/B < bình quân chung+ ROE, ROA > 20%và ông kiên nhẫn tìm kiếm, nếu chưa tìm được thì ông sẽ kiên quyết chờ đợi nhữngcổ phiếu đang có giá khá cao giảm dần về tiêu chuẩn ông mong đợi. Nếu tôi lựa chọnphương pháp của W.B để làm lại, tôi cũng kiên nhẫn chờ đợi.Nhưng ngoài W.B vẫn có những nhà đầu tư ( đầu cơ ) vĩ đại khác ? Tôi tiếp tục tìmkiếm các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian, sắp xếp theo thứ tự từmới đến cũ :William J.Oneil và phương pháp CAN SLIMTiêu chuẩn mua vào của W.J.OC = Current Quarterly Earning per Share (lợi tức trên cổ phần quý hiện tại) phải càngcao càng tốt và nếu vốn đầu tư không nhiều thì nên chọn cổ phiếu có lợi tức trên cổphần quý hiện tại cao nhất - nhì - ba thị trường. Cổ phiếu được chọn phải cho thấy sựtăng trưởng với tỷ lệ lớn của lợi tức quý hiện tại khi so với cùng kỳ năm trước. Nếucổ phiếu có mức lợi nhuận hàng quý tăng đột biến thì phải cho ngay vào tầm ngắm.Nhưng lợi nhuận tăng đột biến này phải loại bỏ lợi tức một lần bất thường. Sở dĩW.J.O đưa tiêu chuẩn này lên hàng đầu vì lợi nhuận hàng quý tăng đột biến luôn chothấy công ty đã và đang có sự phát triển đột phá một cách thần kỳ. Nếu cẩn thận hơnnữa thì chọn cổ phiếu có lợi nhuận tăng đột biến trong hai quý gần nhất.A = Annual Earnings Increases (tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm) tìm sự gia tăng độtbiến. Lý do W.J.O đưa tiêu chuẩn này vào sự tìm kiếm cổ phiếu để đầu tư bởi vì cóthể các công ty hoàn toàn có khả năng đưa ra một báo cáo quý có lợi cho công ty vàothời điểm thích hợp, việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng hàng năm sẽ đảm bảo lựa chọnđược cổ phiếu có chất lượng. Cách tìm kiếm và đánh giá A tương tự như C.N = New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, lãnh đạo mới, đỉnhgiá mới) công ty mà tôi đang tìm kiếm theo phương pháp của W.J.O phải vừa pháttriển thành công những sản phẩm mới, hoặc những dịch vụ mới, hoặc chí ít cũng phảilà những dự án mới. Nếu bộ máy quản lý của công ty được thay mới, trong bộ máylãnh đạo mới đó lại có người của công chúng thì quá tuyệt. Sau tất cả những sự thayđổi trên thì W.J.O khuyên tôi nên chờ đợi, lúc nào giá cổ phiếu của công ty vừa đột phára khỏi khu vực giá ổn định thì mua ngay vào. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, tại saokhông mua ngay mà phải chờ ? Bạn hãy thử tưởng tượng : giả sử những điều kiệnthuận lợi trên của công ty xảy ra trong tình hình thị trường nguội lạnh chứ không phảisốt giật như vừa qua ? Lúc ...

Tài liệu được xem nhiều: