Danh mục

Các thách thức trong quản lý thuế đối với nền kinh tế số tại Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 735.66 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xem xét các bằng chứng học thuật lẫn thực tiễn để đánh giá một cách toàn diện nhằm nhận diện các thách thức về quản lý thuế đối với nền kinh tế số. Từ cơ sở phân tích này, tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm kiểm soát, quản lý và khai thác nguồn thu từ thuế hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thách thức trong quản lý thuế đối với nền kinh tế số tại Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 207 CÁC THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM Trần Trung Kiên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Xu hướng chuyển đổi số đang dần làm thay đổi văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng và cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù đã có những bước cải cách đầu tiên, mô hình quản lý thuế hiện nay ở Việt Nam chưa thật sự hiệu quả trong việc kiểm soát, quản lý thuế đối với các mô hình kinh doanh dựa trên kỹ thuật số này. Theo đó, bài viết xem xét các bằng chứng học thuật lẫn thực tiễn để đánh giá một cách toàn diện nhằm nhận diện các thách thức về quản lý thuế đối với nền kinh tế số. Từ cơ sở phân tích này, tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm kiểm soát, quản lý và khai thác nguồn thu từ thuế hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế số. Từ khóa: Quản lý thuế, nền kinh tế số, Việt Nam. CHALLENGES IN TAX MANAGEMENT FOR THE DIGITAL ECONOMY IN VIETNAM Abstract The trend of digital transformation is gradually changing the consumption culture of consumers and the business culture of enterprises. However, tax management in Vietnam is slowly changing to accommodate this change. The article considers both academic and practical evidence to make a comprehensive assessment to identify tax management challenges in the digital economy. Based on these finddings, the author proposes recommendations to control, manage and exploit tax revenue sources more effectively in the context of a digitital economy. Keywords: Tax mangement, digital economy, Vietnam. 1. Giới thiệu Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu Bukht & Heeks (2017). Theo Olbert & Spengel (2019) nhận định, số hóa đã trở thành xu hướng phát triển hàng đầu trên thế giới kể từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được khởi xướng. Vì vậy, sự phát triển của nền kinh tế số là tất yếu và sự chuyển biến đang tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội ở nhiều quốc gia (Bukht & Heeks, 2017; Cassar & cộng sự, 2010). Xu hướng chuyển đổi số đang dần làm thay đổi cách thức tiêu dùng của người tiêu 208 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa dùng và cách thức kinh doanh của doanh nghiệp (Cassar & cộng sự, 2010). Đứng trước sự thay đổi thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược, quy trình sản xuất và mô hình kinh doanh phù hợp để tồn tại và phát triển (Sturgeon, 2021). Xu hướng này đang đặt ra nhiều thách thức đối với cách thức quản lý thuế hiện hành tại nhiều quốc gia (Olbert & Spengel, 2019). Tương tự, trước bối cảnh xu hướng số hóa đang ngày càng phát triển, mô hình quản lý thuế truyền thống ở Việt Nam dần bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập (Nguyễn Văn Thức, 2017; Phạm Việt Dũng, 2020; Phạm Trang, 2020). Mặc dù đã có những bước cải cách đầu tiên song nhìn chung công tác quản lý thuế hiện nay ở nước ta vẫn vẫn chưa kiểm soát, quản lý hiệu quả đối với các mô hình kinh doanh đặc trưng của nền kinh tế số (Phạm Trang, 2020). Về mặt lý thuyết, lược khảo nghiên cứu cho thấy, đây là chủ đề đang được nhiều học giả, nhà kinh tế quan tâm bởi sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa trên phạm vi toàn cầu (Garkushenko & Thiel, 2018; Moreno & Brauner, 2019; Olbert & Spengel, 2017, 2019). Tuy nhiên, các nghiên cứu về chủ để này vẫn còn rất khiêm tốn ở Việt Nam. Trong đó, các nghiên cứu chủ yếu phân tích thực trạng tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp (Nguyễn Văn Thức, 2017; Phạm Việt Dũng, 2020). Ở bài viết này, tác giả chú trọng thiết lập phần cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với nền kinh tế số. Lược khảo các nghiên cứu trước cũng được phân tích nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về quản lý thuế đối với nền kinh tế số. Kết hợp cùng phân tích thực trạng, tác giả xem xét các bằng chứng học thuật lẫn thực tiễn để đánh giá một cách toàn diện nhằm nhận diện các thách thức về quản lý thuế trong quá trình số hóa. Từ các cơ sở này, tác giả đề xuất các khuyến nghị về quản lý thuế đối với nền kinh tế số ở nước ta hiện nay. Theo đó, mục tiêu nghiên cứu của bài viết là phân tích những thách thức về quản lý thuế đối với nền kinh tế số tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, ngoài phần tổng quan nghiên cứu, bài viết được cấu trúc như sau: Phần 2 trình bày cơ sở lý thuyết; phần 3 phân tích thực trạng về quản lý thuế đối với nền kinh tế số tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; phần 4 là kết luận và khuyến nghị. 2. Cở sở lý thuyết 2.1 Kinh tế số Lược khảo nghiên cứu cho thấy nhiều định nghĩa khác nhau về “Kinh tế số” (Digital Economy). Theo Cassar & cộng sự (2010), nền kinh tế số nghĩa được hiểu là các hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng kết nối trực tuyến hàng ngày giữa các cá nhân, doanh nghiệp, thiết bị, dữ liệu và quy trình. Hay nói cách khác, cốt lõi của nền kinh tế số là sự kết nối trực tuyến ngày càng tăng giữa của con người, tổ chức và máy móc thông qua Internet, công nghệ di động và Internet vạn vật (Internet of Things -IoT). Dahlman & cộng sự (2016) định nghĩa nền kinh tế số là sự kết hợp giữa các công nghệ có mục đích chung (General Purpose Technologies- GPT) và các hoạt động kinh tế - xã hội được thực hiện bởi con người thông qua môi trường trực tuyến. Khảo sát nhiều nghiên cứu khác nhau, Bukht & Heeks (2017) định ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 209 nghĩa kinh tế số là sự kết hợp giữa kỹ thuật công nghệ và các mô hình kinh doanh dựa trên kỹ thuật số. Như vậy, mặc dù có nhiều khác biệt, nền kinh tế số có thể được hi ...

Tài liệu được xem nhiều: