Thông tin tài liệu:
Ứng dụng thực tiễn của việc xây dựng thương hiệu thực sự diễn ra cùng lúc với cuộc Cách mạng công nghiệp (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19), là cuộc cách mạng làm gia tăng sản phẩm thặng dư cùng khả năng phân phối hàng hóa đi xa và trên diện rộng. Các tập đoàn đã tạo ra những thương hiệu như là một phương thức tăng doanh số bên ngoài khu vực sản xuất hàng hóa của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thành phần chính trong xây dựng thương hiệu
Các thành phần chính trong xây dựng
thương hiệu.
Ứng dụng thực tiễn của
việc xây dựng thương
hiệu thực sự diễn ra cùng
lúc với cuộc Cách mạng
công nghiệp (cuối thế kỷ
18 đầu thế kỷ 19), là cuộc
cách mạng làm gia tăng
sản phẩm thặng dư cùng
khả năng phân phối hàng
hóa đi xa và trên diện
rộng. Các tập đoàn đã tạo
ra những thương hiệu
như là một phương thức tăng doanh số bên ngoài khu vực sản xuất hàng hóa của mình.
Một trong số những hàng hóa được xây dựng thương hiệu và xuất khẩu sớm nhất chính là
các loại thức uống có cồn.
Ngày nay, xây dựng thương hiệu được ứng dụng thực tiễn một cách tổng quát, bao gồm 5
thành phần chính:
Định vị (Positioning) là một khái niệm lần đầu được trình bày bởi Al Ries và Jack Trout
trong cuốn sách cùng tên của họ ấn hành năm 1980, có nghĩa là xác định rõ trong tâm trí
khách hàng một thương hiệu nào đó đại diện cho cái gì và nó ra sao khi so sánh với các
thương hiệu cạnh tranh. Điều quan trọng đối với nhà sản xuất là phải xoáy mạnh vào việc
khách hàng nghĩ gì và phải đáp ứng bằng được cái mà khách hàng nghĩ. Điều này khiến
cho xây dựng thương hiệu trở thành một quá trình hai chiều.
Kể chuyện (Storeytelling) là công việc mà nhân loại đã làm từ nhiều thế kỷ qua. Mỗi
người chúng ta đều bị lôi cuốn bởi một câu chuyện hay, cảm động và muốn nghe đi nghe
lại những câu chuyện ấn tượng nhất. Khi ta mua một thương hiệu nào đó, ta đã tham gia
vào câu chuyện của chúng: những thương hiệu lớn tái đảm bảo với ta rằng ta đang đóng
một vai trò quan trọng trong câu chuyện tuyệt vời của họ.
Thiết kế (Design) đề cập đến tất cả những khía cạnh của việc tạo tác ra một thứ gì đó,
không chỉ là về khía cạnh thị giác. Thiết kế vừa là chất lỏng, là nhãn, là đai ốc, buloong;
vừa là cái tên, là tự thân nó và cũng là bề mặt của nó. Thông thường khi một công ty đề
cập tới việc tái xây dựng thương hiệu, thực chất họ đang nói đến việc tái thiết kế. Một sự
tái xây dựng thương hiệu thực thụ chạm thẳng tới khái niệm cốt lõi của công ty.
Giá cả (Price) là vấn đề sống còn, mặc dù nó là khía cạnh ít rõ ràng nhất của một thương
hiệu. Sử dụng thủ thuật giá cả là cốt lõi trong cạnh tranh thương hiệu và nhiều công ty đã
học được rằng, chiến thuật cắt giảm giá thành ngắn hạn có thể nhận lấy những hậu quả
dài hạn là sự hủy hoại ghê gớm hình ảnh của thương hiệu.
Quan hệ khách hàng (Customer relationship): Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
tượng trưng cho những nỗ lực của các tập đoàn nhằm làm cho khách hàng của họ cảm
thấy mình thật đặc biệt. Vẻ đẹp của việc xây dựng một thương hiệu lớn nằm ở khả năng
kể câu chuyện về nó, khiến nó trông tốt hơn và xây dựng cho nó một mối ràng buộc có
giá trị và đầy xúc cảm giữa nhà sản xuất và khách hàng.
Ngữ cảnh và ngữ nghĩa
Một ngôi sao đỏ biểu thị cho cái gì ?
Điều đó tùy thuộc vào việc bạn liên hệ nó với cái gì. Đối với vài người, nó là logo của
Macy's, cửa hàng bách hóa lớn nhất của Hoa Kỳ. Song những người khác nữa lại nghĩ tới
bia Stella Artois, hay bóng đá Đông Âu. Một biểu tượng, nhiều thương hiệu.
Người dịch: Phạm Xuân Bách
Trích dịch từ bản tiếng Anh cuốn “What is Branding?” của Matthew Healey - Nhà xuất
bản Page One Publishing Pte Ltd ấn hành năm 2008.