Danh mục

Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.81 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tham khảo các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC Tháng 11 năm 2009 1    NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT TRONG THỦ TỤC THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC LIÊN KẾT VỚI NƯỚC NGOÀI I/ GIỚI THIỆU: Đối với mỗi quốc gia, giáo dục tạo nên sức mạnh quyết định sự hưng vong của cả dân tộc. Đối với mỗi người dân, giáo dục mở cho họ cơ hội vào đời và tạo lập cuộc sống riêng trong xã hội. Hiến pháp nước ta đã ghi nhận: « Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu » 1 …, « học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân » 2 . Việc thực thi chính sách giáo dục của nhà nước cũng như quyền học tập của công dân phụ thuộc đầu tiên vào sự tồn tại và phát triển của các cơ sở giáo dục đào tạo. Trong bối cảnh Việt Nam - một trong 22 nước có số lượng sinh viên đông nhất thế giới, và là nơi giới trẻ chiếm hơn 60% dân số 3 , Nhà nước, bên cạnh việc trực tiếp đầu tư và quản lý các cơ sở giáo dục, rất cần huy động nguồn lực của khu vực tư vào lĩnh vực này. Thủ tục hành chính trong việc thành lập trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở giáo dục liên kết với nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thủ tục thành lập trường) đóng vai trò trọng tâm trong việc huy động toàn xã hội tham gia vào giáo dục, nhằm đảm bảo tối ưu quyền học tập của người dân và xây dựng một nền giáo dục hiện đại, chất lượng, từ đó làm động lực phát triển xã hội. Bên cạnh những nỗ lực đáng kể trong việc ban hành khung pháp lý cũng như áp dụng chúng vào việc thành lập các cơ sở giáo dục, Thủ tục thành lập trường hiện nay cũng đồng thời bộc lộ rất nhiều hạn chế. Một mặt, Thủ tục thành lập trường rất rườm rà với nhiều tầng nấc, giai đoạn khác nhau và những hồ sơ, điều kiện rất phiền hà, phức tạp, thậm chí là rất khó khả thi. Mặt khác, trình tự, thời gian, cách thức thực hiện thủ tục thành lập trường cũng như trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này lại không luôn được xác định rõ ràng. Điều này dẫn đến các hạn chế như: Một mặt, một số cơ sở giáo dục không đủ điều kiện dạy và học vẫn được phép thành lập và cho hoạt động (điển hình là sự kiện Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Phan Thiết, Cơ sở giáo dục SITC), mặt khác các dự án đầu tư trong nước cũng như liên kết với nước ngoài vẫn gặp rất nhiều khó khăn cản trở trong việc mở trường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người học, do mất đi cơ hội được hưởng thụ nền giáo dục có chất lượng cao. Về phía Nhà nước, sự thiếu vắng một nền giáo dục tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của xã hội, gây ra những lo ngại về                                                              1  Điều 35 Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 2 Điều 59 Hiến Pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001. 3  Theo http://vietnamnet.vn/giaoduc/2006/01/537624/  2    năng lực phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai. Ngoài ra, thủ tục hành chính rườm rà phức tạp và không rõ ràng tạo điều kiện cho tệ tham nhũng phát triển trong các cơ quan hành chính. Về phía nhà đầu tư: một mặt thủ tục lập trường khó khăn dẫn đến chi phí cao do phải nhờ vả, quan hệ, từ đó cản trở các dự án đầu tư tốt vào lĩnh vực này. Mặt khác, một số dự án đầu tư kém chất lượng vẫn được chấp nhận do những quan hệ quen biết hay tiêu cực. Điều này tạo nên sự bất bình đẳng trong hoạt động giáo dục, từ đó hạn chế năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Nghiên cứu, rà soát thủ tục hành chính trong việc thành lập trường không nằm ngoài mục đích cụ thể của Đề án 30: nhằm loại bỏ hoặc đơn giản hóa một số thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết, từ đó cắt giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Trên cơ sở lựa chọn các vấn đề ưu tiên, Nhóm nghiên cứu chúng tôi tập trung vào bốn lĩnh vực sau: thủ tục thành lập trường đại học, thủ tục thành lập trường cao đẳng, thủ tục thành lập trường trung cấp và thủ tục thành lập cơ sở liên kết giữa bên nước ngoài với bên Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Việc nghiên cứu thủ tục hành chính chỉ tập trung vào các cơ sở giáo dục tư nhân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý – những cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục nghề nghiệp không thuộc phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. Các tiêu chí nghiên cứu dựa trên tính hợp pháp, tính hợp lý và sự cần thiết của các thủ tục kể trên. Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở khảo sát và phân tích văn bản (desk research), đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu thực tế (field research) và khảo sát kinh nghiệm của các đối tượng đã và đang tiến hành thủ tục TLT, và tổ chức các Thảo luận Nhóm nhằm bình luận, đóng góp ý kiến vào kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng tôi tổng kết thực trạng, nêu các vấn đề vướng mắc cũng như các đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đơn giản hóa, thậm chí cắt bỏ một số công đoạn trong Thủ tục TLT. Trong Báo cáo này, việc trình bày kết quả nghiên cứu sẽ được tiến hành riêng biệt theo từng loại thủ tục: thủ tục thành lập trường đại học (TLT ĐH), thủ tục thành lập trường cao đẳng (TLTCĐ), thủ tục thành lập trường trung cấp (TLTTC) và thủ tục thành lập cơ sở liên kết giữa bên nước ngoài với bên Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (CSLK). II/ Những vướng mắc và các phương án đề xuất: A/ Thủ tục thành lập trường đại học: Thủ tục thành lập trường đại học được quy định trong Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 ; Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết 3    và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Quyết định 07/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể trường đại học; Quyết định số 2368 ngày 09/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo. Ngoài ra Thủ tục thành lập tr ...

Tài liệu được xem nhiều: