Danh mục

Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 925.39 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tham khảo các thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sảnHỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNHBÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN Tháng 11 năm 2009 1I. PHÂN TÍCH TỔNG QUANKhoáng sản là tài sản quan trọng, có giá trị đặc biệt đối với các quốc gia, tuy nhiênđây cũng là nguồn tài nguyên không tái tạo được và là nguồn lực hết sức “mongmanh”. Do vậy, việc khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoángsản, đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước là vấn đề trọng yếu của mỗi quốcgia.Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Từ năm 1955 đến nay,các nhà địa chất Việt Nam đã tiến hành điều tra, tìm kiếm, thăm dò và phát hiện mớitrên 5.000 điểm khoáng và mỏ, đã đánh giá được một số loại khoáng sản có giá trịcông nghiệp như: dầu khí, than, apatit, sắt, đồng, nhôm, chì kẽm, thiếc, các khoángsản khác làm vật liệu xây dựng, gốm sứ, thuỷ tinh và nhiều loại khoáng sản khác. Đếnnay, ngành địa chất Việt Nam đã hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và tìm kiếmkhoáng sản trên toàn bộ lãnh thổ (phần đất liền) ở tỷ lệ 1/500.000 và 1/200.000 vàkhoảng 41% diện tích đã được phủ bản đồ tỷ lệ 1/50.000. Ngoài ra, việc điều tra, thămdò dầu khí, các mỏ sa khoáng thiếc, vàng, ti tan, đất hiếm... ở vùng thềm lục địa vàngoài khơi cũng đã và đang được tiến hành.Mặc dù còn kém phát triển nhưng ngành công nghiệp khoáng sản của Việt Nam đãđóng góp một nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đấtnước, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngày 23 tháng 7năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyênkhoáng sản đến năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020, theo đó, ngànhkhoáng sản vẫn được ưu tiên phát triển và cho đến năm 2020 Việt Nam sẽ “tiến hànhđiều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng…trên cơ sở điều tra cơ bản địa chấttheo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước giao phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, làm căn cứ khoa học cho việcđịnh hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản” 1 .Phát triển ngành khoáng sản hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích phát triển, nhất là tạinhững vùng có địa thế khó khăn và thiếu cơ sở hạ tầng. Đây là ngành có khả năng làmthay đổi sâu sắc cuộc sống của người dân địa phương và người dân tộc thiểu số.Nhưng nếu không được quản lý tốt, những tác động thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất lớnđến chất lượng môi trường xung quanh, đến sức khỏe của cư dân, văn hóa của cáccộng đồng dân tộc thiểu số và văn hóa truyền thống tại những nơi có khoáng sản…Trong lịch sử có vô số ví dụ về những nước đã lạm dụng hay phung phí nguồn của cảikhoáng sản và hậu quả là làm biến dạng hay hủy hoại phần lớn nền kinh tế, các quátrình chính trị và kết cấu xã hội của mình. Trên thực tế, “lời nguyền tài nguyên” đã trởthành một thuật ngữ phổ biến mô tả hiện tượng này mà hậu quả nhãn tiền là thamnhũng, bất ổn xã hội, nội chiến và việc đồng tiền được định giá quá cao dẫn tới sự cohẹp hay sụp đổ của nền nông nghiệp, sản xuất và các ngành thương mại khác cũngnhư làm tăng thất nghiệp 2 .Một trong những biện pháp để Nhà nước quản lí và bảo vệ nguồn lực khoáng sản, hạnchế các rủi ro, tác động tiêu cực do hoạt động khoáng sản gây ra là kiểm soát hoạt1 Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg ngày 23/7/2007 Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyênkhoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 20202 “Nghiên cứu Thủ tục Cấp phép ngành Khai khoáng, Bộ phận Tư vấn về Môi trường Đầu tư Nhóm Ngân hàngThế giới, trang 1 2động khoáng sản thông qua cơ chế cấp phép. Đây cũng là một cơ chế phổ biến ở tất cảcác quốc gia 3 .Sự đặc thù của ngành khai khoáng là đòi hỏi đầu tư vốn ban đầu lớn. Thời gian triểnkhai dự án khoáng sản và thu hồi vốn thường lâu. Hoạt động khoáng sản có thể làmcạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái tạo được. Do đó, ngành khai khoáng cần đượcđiều tiết bằng cơ chế cấp phép, kể cả ở những nền kinh tế đã bãi bỏ nhiều loại giấyphép. Khai khoáng hiện vẫn là một ngành mà một số hình thức cấp phép vẫn được ápdụng ở nhiều cấp hành chính, cũng như ở các nền kinh tế tự do hay xã hội chủ nghĩa.Có thể coi cấp phép là một cách để áp đặt thể chế pháp luật trong phân bổ các nguồntài nguyên khan hiếm và tạo sự cân bằng giữa các quyền lợi cạnh tranh theo cách lýtưởng nhất là tôn trọng quyền và quyền lợi của nhà đầu tư đồng thời bảo vệ quyền lợicủa cộng đồng và cá nhân một cách công bằng, cũng như khẳng định lợi ích của quốcgia trong việc phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước 4 .Cấp phép của ngành khai khoáng cũng là một công cụ mà chính phủ nhiều nước sửdụng để giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành khai khoáng và/hoặc tăng tỉ trọngtrong doanh thu của chính phủ từ ngành khai khoán ...

Tài liệu được xem nhiều: