Danh mục

Các thuốc gây sạm da

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 79.86 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuốc tạo điều kiện làm sạm daCác thuốc này không trực tiếp gây sạm da nhưng tạo điều kiện cho các tác nhân khác gaya ra hiện tượng này. Ví dụ: khi dùng acid citric, acid malic, tatric (trong kem AHA), aspirin, acid salycylic, chúng bóc các tầng bì thành lớp mỏng (lột da) làm cho tế bào biểu bì mới (da non) lộ ra. Sau đó, tia cực tím trong nắng tác dụng lên lớp biểu bì mới, gây sạm da.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thuốc gây sạm da Các thuốc gây sạm daThuốc tạo điều kiện làm sạm daCác thuốc này không trực tiếp gây sạm da nhưng tạo điều kiện chocác tác nhân khác gaya ra hiện tượng này. Ví dụ: khi dùng acid citric,acid malic, tatric (trong kem AHA), aspirin, acid salycylic, chúng bóccác tầng bì thành lớp mỏng (lột da) làm cho tế bào biểu bì mới (danon) lộ ra. Sau đó, tia cực tím trong nắng tác dụng lên lớp biểu bìmới, gây sạm da.Phần lớn các loại thuốc dùng ngoài hay mỹ phẩm chứa dược chất,chất phụ gia có thể gây dị ứng cho một số người; thường là mẩn đỏ,phát ban, làm bong da, lở loét..., dẫn đến sạm da. Đây là nhữngtrường hợp sạm da thứ cấp, có thể tránh được như kiêng nắng saukhi dùng thuốc lột, chọn lựa thuốc thích hợp để tránh dị ứng (dựa vàotiền sử bệnh tật, dùng thử phạm vi nhỏ).Thuốc trực tiếp gây sạm daThuốc chữa loạn thần clopromazin và thuốc chữa dị ứngphenothiazin: Làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh sáng. Khi dùngliều cao, kéo dài, đặc biệt là có ra nắng thì sẽ bị sạm đen trên vùngda hở. Phải ngừng thuốc khá lâu, sạm mới hết; có trường hợp sạmchỉ mất đi một phần.Thuốc sốt rét chloroquin hay hydrochloroquin: Sau nhiều tháng dùngthuốc, bệnh nhân sẽ bị sạm da màu đen ở phía đùi, niêm mạc vòmmiệng, mặt và nền các móng. Khi ngừng thuốc, vết sạm chỉ giảmđược một phần.Khi phát hiện sạm da do hai nhóm thuốc trên, cần kiểm tra mắt đểphát hiện đục giác mạc, thủy tinh thể và bệnh võng mạc.Thuốc chữa phong clofazimine (lamprène): Thường xuất hiện sạm damàu đỏ da cam lan tỏa sớm, rồi sạm màu nâu tím (xám đen) trên cáctổn thương. Ngừng thuốc, sạm sẽ giảm dần nhưng có khi phải mấtmột thời gian dài.Các thuốc nhóm kháng sinh cyclin: Nhóm thuốc này làm tăng nhạycảm của da đối với ánh nắng. Khi dùng liều cao, dài ngày mà ra nắngthì dễ bị sạm da vùng da hở. Mynocyclin (phụ trị bệnh trứng cá) làmxuất hiện sạm da màu xanh đen trên các sẹo trứng cá hoặc mặttrước của đùi. Metacyclin gây sạm da màu xám đen nhạt trên cácvùng da hở. Khi ngừng thuốc, vết sạm sẽ giảm từng phần.Thuốc chống động kinh hydatoin: Tác dụng trực tiếp trên hắc tố bào,đặc biệt khi dùng thuốc mà ra nắng thì sẽ bị sạm giống như nám damặt, sạm da màu nâu ở trán, má và cằm. Ngừng thuốc vài thángsạm sẽ hết dần.Thuốc azidothymidin chữa AIDS: Gây sạm móng màu nâu nhạt.Sạm da hiếm khi xảy ra khi dùng với liều và thời gian điều trị thôngthường. Bởi thế, nhiều tài liệu hướng dẫn dùng thuốc không đề cậpđến tác dụng phụ này. Tuân thủ đúng liều và thời gian điều trị là biệnpháp chủ động tránh sạm da. Nên tránh trường hợp vì không biết màdùng liều cao, kéo dài (như uống thuốc phòng sốt rét triền miênkhông theo đúng hướng dẫn).Đa số trường hợp sạm da sẽ hết hoàn toàn hoặc hết một phần, sớmhay muộn tùy loại. Nếu phát hiện thấy sạm da thì ngừng thuốc ngaynhằm tránh sạm da rộng. Nếu cần tiếp tục điều trị, thầy thuốc có thểcó những thay đổi cần thiết.Kiên nhẫn chờ đợi một thời gian sau khi ngừng thuốc, sạm sẽ hếtdần. Có người bệnh tự ý dùng vitamin C hoặc bôi thuốc chống dịứng. Vitamin C không thể chữa sạm da, nếu uống liên tục liều cao cóthể gây sỏi thận, tiêm vào tĩnh mạch có thể bị tai biến. Thuốc chốngdị ứng cũng chữa không khỏi sạm da mà còn có thể gây sạm theo cơchế khác. Ví dụ: Dùng lâu dài thuốc chống dị ứng corticoid sẽ làmgiảm sức đề kháng của da, khiến da dễ bị nhiễm khuẩn, giảm sứccăng, nhăn nheo, hoại tử tế bào, lở loét, cuối cùng làm sạm da.

Tài liệu được xem nhiều: