Danh mục

Các tổ chất cần có của sinh viên sư phạm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.56 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến sự cần thiết phải xác định các tố chất cần có của SV sư phạm tương lai để có thể tuyển chọn được những sinh viên thực sự phù hợp với nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong tương lai. Trên cơ sở trình bày và phân tích quan niệm về tố chất, đặc điểm và yêu cầu của nghề GV hiện nay. . . đã xác định những tố chất cần có của sinh viên sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các tổ chất cần có của sinh viên sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 31-36 CÁC TỔ CHẤT CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM Nguyễn Thanh Bình Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: ngthanhbinh56@yahoo.com Tóm tắt. Bài viết đề cập đến sự cần thiết phải xác định các tố chất cần có của SV sư phạm tương lai để có thể tuyển chọn được những sinh viên thực sự phù hợp với nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong tương lai. Trên cơ sở trình bày và phân tích quan niệm về tố chất, đặc điểm và yêu cầu của nghề GV hiện nay. . . đã xác định những tố chất cần có của sinh viên sư phạm. Tố chất không phải chỉ là những yếu tố sinh học vốn có của mỗi người khi sinh ra, mà còn bao hàm cả những đặc trưng đã hình thành tương đối ổn định nhờ GD và trong quá trình XHH cá nhân. Theo đó 5 nhóm tố chất cần có của sinh viên sư phạm là: Định hướng giá trị nghề nghiệp; Đạo đức nghề nghiệp; Phẩm chất trí tuệ; Phẩm chất giao tiếp; Đặc điểm sinh học. Đây là cơ sở để nhóm nghiên cứu cụ thể hóa thành các chỉ báo và xây dựng công cụ giúp cho việc tuyển chọn sinh viên sư phạm.1. Đặt vấn đề Trước thực tế tâm huyết, trách nhiệm, năng lực dạy học và giáo dục củaGVcòn hạn chế, cũng như sinh viên sư phạm sau mấy năm học lại muốn đổi nghề,trong khi đó yêu cầu đối của xã hội và mong đợi của HS với nghề sư phạm ngàycàng cao, nên cần có sự tuyển chọn sinh viên sư phạm dựa trên các tiêu chí đảmbảo sự phù hợp với yêu cầu của nghề GV. Việc tuyển chọn những tố chất cá nhânphù hợp nghề ở đầu vào có ý nghĩa cơ bản đối với quá trình đào tạo cũng như kếtquả hành nghề sau này của người GV. Muốn vậy cần xây dựng các tiêu chí đánhgiá các tố chất cần có của người được tuyển. Việc xác định các tiêu chí về nhữngtố chất cần có vừa thuộc hình thức tư vấn nghề và Tuyển chọn nghề. Các câu hỏiđặt ra là: Nghề sư phạm ngày nay đặt ra những yêu cầu gì cho người hành nghề?Những người như thế nào thì phù hợp với nghề sư phạm để học và hành nghề hiệuquả?2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quan niệm về tố chất Trong tiếng Việt, “ Tố chất” được hiểu là những yếu tố sẵn có ở mỗi con người. 31 Nguyễn Thanh Bình Theo tác giả Bùi Đức Thiệp trong tiếng Anh, “tố chất” là một thuật ngữ đượccoi tương đồng với quality và competence, nhưng cả hai thuật ngữ này đều khôngphản ánh hết nội hàm của thuật ngữ này. “Tố chất” tạm dịch là chất cốt lõi nhất(từ 2 chữ “tố” và “chất” để đối lập lại nền giáo dục ứng thí). Theo quan niệm của người Trung Quốc, tố chất là một yếu tố bẩm sinh (tiênthiên) mang đặc điểm giải phẫu sinh lý của cá nhân, bao gồm đặc điểm cơ năngcủa hệ thần kinh, cơ quan cảm giác, cơ quan vận động, có được nhờ di truyền, vìvậy còn gọi là tố chất di truyền hoặc thiên phú, có ảnh hưởng quan trọng đối với sựhình thành và phát triển năng lực của con người [2;1494]. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nội dung của các định nghĩa đó đềucó một điểm chung, đó là tố chất có nền tảng là thực tế sinh lý và tâm lý của conngười và thuộc tính tự nhiên là tiền đề cơ bản. Mức độ chín muồi về sinh lý, tâmlý cá thể quyết định sự khác biệt về tố chất cá thể, bởi vậy, để tìm hiểu về tố chấtcủa con người, phải lấy kết cấu tổ chức và trình độ chất lượng về thể chất và tâmlý của con người làm tiền đề. Tố chất của con người bao gồm tố chất trọng lượng,tố chất tâm lý và tố chất văn hóa. Tố chất chỉ là điều kiện sinh lý của sự phát triểntâm lý của con người, không thể quyết định nội dung và trình độ phát triển tâm lýcủa con người. Hoạt động tâm lý của con người được phát triển trong sự kết hợplẫn nhau giữa tố chất di truyền, môi trường và giáo dục. Khi tố chất của con ngườiđã hình thành, thì có đặc trưng bên trong tương đối ổn định. Cho nên, tố chất củacon người lấy sự bẩm sinh tiên thiên của con người làm nền tảng và hình thành,phát triển tương đối ổn định dưới ảnh hưởng của môi trường sau khi sinh ra và ảnhhưởng của giáo dục.2.2. Phân loại tố chất Có thể chia tố chất làm 3 loại chính: tố chất tự nhiên, tố chất tâm lý và tốchất xã hội. Trên cơ sở 3 loại chính này, tiếp tục chia ra làm các loại tố chất cụ thể như:tố chất sức khỏe, tố chất tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, tố chất tâm lý, tố chất trínăng. Tố chất trí năng còn gọi là tố chất năng lực trí tuệ, bao gồm tố chất trí năngkhoa học và tố chất trí năng xã hội. Tố chất trí năng xã hội chỉ kinh nghiệm xã hội,phạm vi và độ sâu trong giao tiếp xã hội như: năng lực giao tiếp, năng lực ứng biến,năng lực hợp tác theo nhóm... [8]. Trong Giáo dục học, tố chất vốn là tiền đề sinh lý và tâm lý của giáo dục, tứclà tố chất di truyền tiên thiên hay còn gọi là tố chất tự nhiên hoặc tố chất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: