Danh mục

Các vấn đề cơ bản cần biết về khí công dưỡng sinh (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.65 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khó hay dễ trong tập luyện khí công? - Tập dưỡng sinh cũng không khó mà cũng không phải dễ. - Thành đạt trong khí công cũng có nhiều trình độ (như trong võ thuật): sơ, trung, cao. Cấp thấp thì dễ, cấp càng cao càng khó. - Tập khí công là tập cả đời, tích lũy về lượng để nhảy vọt về chất. Người có năng khiếu thì tập nhanh, không thì cứ từ từ mà đi đến đích. - Mục đích của khí công là tăng cường khí và lưu lượng khí lưu thông trong kỳ kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các vấn đề cơ bản cần biết về khí công dưỡng sinh (Kỳ 2) Các vấn đề cơ bản cần biết về khí công dưỡng sinh (Kỳ 2) 4. Khó hay dễ trong tập luyện khí công? - Tập dưỡng sinh cũng không khó mà cũng không phải dễ. - Thành đạt trong khí công cũng có nhiều trình độ (như trong võ thuật): sơ, trung, cao. Cấp thấp thì dễ, cấp càng cao càng khó. - Tập khí công là tập cả đời, tích lũy về lượng để nhảy vọt về chất. Người có năng khiếu thì tập nhanh, không thì cứ từ từ mà đi đến đích. - Mục đích của khí công là tăng cường khí và lưu lượng khí lưu thông trong kỳ kinh bát mạch. - Nguyên tắc cơ bản của khí công là: thư giãn, buông lỏng cơ bắp tối đa. Thứ hai là giữ đầu óc trống không (bỏ hết “thất tình lục dục” khi tập). Thứ ba là thở hít đúng tiết luật. Nếu bạn giữ tư thế ngay thẳng, thư giãn, hít sâu và không nghĩ ngợi gì nữa, thì bạn đang thực hành khí công rồi đấy. - Luyện thành công khí công khi bạn đạt được tâm - ý - khí - hình hợp nhất. - Khí công dưỡng sinh không đòi hỏi phải nhiều bài nhiều thế mà cốt lõi của nó là phải nắm cho được cái tinh hoa yếu lý và thực hành cho đúng mới thành công. Ví dụ một người chỉ học một thế của một bài khí công có cả trăm thế nhưng người ấy hiểu và thực hiện được nguyện lý tâm - ý - khí - hình hợp nhất của thế đó thì sẽ thành công, còn người tập thuộc nguyên cả bài khí công mà không vận dụng được nguyên lý trên thì cũng vô ích, dù có tập cả trăm năm cũng không ích lợi gì nhiều. Tuy nhiên, cố gò bó trong động tác, thực hiện không đúng chuẩn thì thậm chí còn có hại. Nên đối với những người mới tập, người bận rộn quá, lớn tuổi, mang tật bệnh thì nên khởi đầu với những bài khí công đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn nhưng không kém phần tác dụng và hiệu quả. Việc rèn luyện khí công cần thời gian dài, cần khổ luyện đều đặn, cần khả năng tự hoàn thiện để đạt hiệu quả thực sự. Tùy theo tật bệnh mà tập bài nào, động tác nào. 5. Bản chất và mục tiêu của khí công: Hệ thống tự chữa lành của cơ thể. - Dùng khí công để phòng ngừa bệnh tật thì là điều lý tưởng nhất vì khí công có tác dụng rộng lớn đến nhiều hệ trong cơ thể như: Miễn dịch, thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, nội tiết.v.v... tăng sức đề kháng, tạo thế cân bằng giữa cơ thể và môi trường ngoài. - Khí công chống lão hóa rất hữu hiệu. - Khí công có thể chữa một số bệnh mãn tính như: Rối loạn thần kinh thực vật, bệnh dị ứng, viêm xoang dị ứng, vận mạch, viêm mũi họng mãn tính, hen suyễn, mất ngủ, rối loạn thần kinh tim, phong thấp, hỗ trợ và phòng ngừa cho những bệnh nhiễm trùng qua cơ chế tăng cường miễn dịch. 6. Tập luyện thế nào để có tác dụng? Muốn có được tác dụng chữa bệnh, thì cần phải có: - Thời gian tập luyện ít nhất là 3 tháng. - Cần phải kiên trì chuyên cần luyện tập, đều đặn. - Tập chính xác ngay từ đầu. - Tập với trí tuệ minh mẫn, biết chiêm nghiệm suy xét chính mình để tự hoàn thiện. - Dinh dưỡng: ăn uống phải có chất đạm đường mỡ thích hợp, không kiêng khem quá, ăn nhiều rau tươi. Tránh chất kích thích như rượu, thuốc lá. Sống điều độ, không làm việc quá sức, tránh trác táng, phòng dục điều độ như Hoa Đà đã nói: Bế tinh dưỡng khí tồn thần Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình Bế tinh ở đây không có nghĩa là tuyệt đối mà phải điều độ theo y khoa cho phép vì tập khí công là luyện cho tinh hóa khí và khí hóa thần, từ đó sự trường thọ mới đến. Do đó phòng dục điều độ là điều tối ư quan trọng trong tập luyện khí công. - Môi trường tập nhiều oxy. 7. Kết quả của luyện tập khí công - Khí công tạo ra sức lực nội tại một cách tích cực. - Thể dục cũng tốt nhưng chỉ là phần dạo đầu của khí công. Trước khi tập khí công ta phải tập thể dục vừa phải trước để máu huyết lưu thông, từ đó khí mới được vận chuyển dễ dàng đến các kinh mạch, nói nôm na là thể dục dọn đường lưu thông cho khí. Nếu không, khí sẽ khó lưu thông do máu bị ứ trệ. - Thể thao, võ nghệ làm tiêu hao sức lực. Các vận động viên thể thao, các võ sĩ lúc còn trẻ tận dụng sức lực để đạt thành tích. Điều này làm hao tổn nguyên khí, khi lớn tuổi mau sinh tật bệnh. - Người chơi thể thao, đánh võ cần phải tập khí công để tạo nội lực, để giúp cơ thể bồi đắp lại hiệu quả những tổn thất, giúp thanh lọc những chất thải xảy ra trong quá trình gắng sức. Từ đó cơ thể cường tráng lâu dài, tăng gia tuổi thọ. Tóm lại, qua những vấn đề cơ bản khí công dưỡng sinh đã trình bày ở trên, chúng ta mặc nhiên thấy rõ tác dụng lợi ích của nó trong sự phòng bệnh và trị bệnh nên người dân cố gắng tập luyện dù ít dù nhiều, mỗi buổi sáng chỉ cần 15 - 30 phút cũng đủ có ích cho sức khỏe hầu đạt được một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện, cần kiên trì t ...

Tài liệu được xem nhiều: