Thông tin tài liệu:
Bạn không cần quá lo lắng về sinh nở vì đa số các bà mẹ đều sinh nở một cách tự nhiên và an toàn, điều kiện ở các cơ sở y tế ngày càng được cải thiện. Tuy vậy, chúng tôi cũng xin trình bày các điều kiện sức khoẻ cần cẩn trọng và các trường hợp khó khăn trong sinh nở, để nếu rơi vào trường hợp đó, các bạn biết cách xử trí và vững tâm..Một số tình hình sức khoẻ cần chú ýMẹ bé nên khám thai thường xuyên để cán bộ y tế theo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các vấn đề phức tạp đối với việc sinh nở Các vấn đề phức tạp đối với việc sinh nở Bạn không cần quá lo lắng về sinh nở vì đa số các bà mẹ đều sinh nở mộtcách tự nhiên và an toàn, điều kiện ở các cơ sở y tế ngày càng được cải thiện. Tuyvậy, chúng tôi cũng xin trình bày các điều kiện sức khoẻ cần cẩn trọng và cáctrường hợp khó khăn trong sinh nở, để nếu rơi vào trường hợp đó, các bạn biếtcách xử trí và vững tâm. Một số tình hình sức khoẻ cần chú ý Mẹ bé nên khám thai thường xuyên để cán bộ y tế theo dõi tình hình sức khoẻvà thai nghén. Bạn cần chú ý đặc biệt và nhất thiết phải sinh nở tại cơ sở y tế nếu pháthiện ra các vấn đề sức khoẻ dưới đây: - Bệnh tim, hen phế quản, huyết áp cao: Cán bộ y tế sẽ theo dõi sức khoẻ cho bạn và cho thuốc điều trị, quyết định cáchsinh nở và cấp cứu nếu có nguy hiểm. - Mang vi rút viêm gan B: Bé mới sinh phải được tắm rửa sạch máu của bạn và tiêm chủng trong vòng 12tiếng sau khi sinh để tránh bị nhiễm. - Mụn rộp sinh dục hoặc sùi mào gà: Cần mổ đẻ để tránh lây cho con Nếu bạn đã từng đẻ khó, phải mổ đẻ, sinh con so khi trên 35 tuổi, sinh con dạkhi ngoài 40 tuổi, hoặc đã sinh 4 lần trở lên, bạn cũng cần sự chăm sóc đặc biệt. • Một số trường hợp khó khăn trong sinh nở Trong sinh nở có một số trường hợp đòi hỏi sự can thiệp của cán bộ y tế. Vìvậy, tốt nhất là sinh ở cơ sở y tế. Còn đối với người sinh tại nhà, nếu người mẹ, giađình hoặc người đỡ đẻ thấy một trong hiện tượng sau thì cần chuyển ngay đến cơ sở ytế: - Rỉ ối trên 6 tiếng mà không đẻ. - Các cơn đau chuyển dạ kéo dài hơn 12 tiếng. - Ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi trán, ngôi ngược, ngôi mặt. - Sốt cao. - Phù nặng đột ngột, đau đầu, chóng mặt, mờ mắt. - Co giật. - Dây rốn sa xuống phía dưới thai nhi. - Cơn đau đẻ dừng lại, huyết áp tụt thấp. - Chảy máu nhiều khi chuyển dạ. - Rau không bong sau khi đẻ. - Chảy máu nhiều sau khi đẻ. - Trong những ngày sau đẻ, sản dịch có mùi hôi, hoặc người bị sốt. Ngoài ra, các trường hợp sau cũng nhất định cần đến cơ sở y tế, không sinh ởnhà: chuyển dạ khi thai chưa đủ tháng hoặc thai đã già tháng mà không chuyển dạ, cáctrường hợp sinh đôi, sinh ba, trường hợp có chỉ định mổ đẻ từ khi khám thai.