Các vấn đề về hô hấp ở trẻ em
Hai chuyên gia về hô hấp của Bệnh viện Nhi Trung ương: Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc, Trưởng Khoa Hô hấp và Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Minh Hương trả lời những câu hỏi của độc giả liên quan đến các vấn đề về phòng, chữa bệnh đường hô hấp của trẻ em Phần trả lời của Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc, Trưởng Khoa Hô hấp Viện Nhi Trung ương Tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi của các phụ huynh ở nhiều nơi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các vấn đề về hô hấp ở trẻ em
Các vấn đề về hô hấp ở trẻ em
Hai chuyên gia về hô hấp của Bệnh viện Nhi Trung ương: Bác sĩ Nguyễn
Văn Lộc, Phó Giám đốc, Trưởng Khoa Hô hấp và Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Minh
Hương trả lời những câu hỏi của độc giả liên quan đến các vấn đề về phòng, chữa
bệnh đường hô hấp của trẻ em
Phần trả lời của Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc, Trưởng Khoa Hô
hấp Viện Nhi Trung ương
Tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi của các phụ huynh ở nhiều nơi khác
nhau gửi đến, xa nhất là thành phố Hồ Chí Minh và gần nhất là Hà Nội. Các câu
hỏi đều liên quan đến bệnh hô hấp ở trẻ em. Vì thời gian có hạn, đồng thời một số
câu hỏi trùng nhau nên để tiện theo dõi, tôi tóm tắt lại và xin trả lời như sau:
1- Tại sao trẻ em lại hay mắc các bệnh đường hô hấp?
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới, hằng năm có
khoảng 4-5 triệu trẻ em tử vong vì bệnh đường hô hấp, phần lớn là dưới 5 tuổi và
đặc biệt ở các nước đang phát triển. Một công trình nghiên cứu cấp nhà nước do
Giáo sư Nguyễn Trung Nhạn chủ trì về mô hình bệnh tật trẻ em cuối thế kỷ XX ở
Việt Nam, bệnh đường hô hấp chiếm 23-38% ở trẻ em, và 40% tử vong là do bệnh
về đường hô hấp. Vì vậy, đối với trẻ em rất dễ mắc bệnh đường hô hấp là vì:
- Hệ thống hô hấp ở trẻ em liên quan đến môi trường bên ngoài rất dễ dàng
(Các tác nhân có thể qua hai lỗ mũi, miệng, tai, da…) vì vậy vi trùng, siêu vi trùng
có thể qua các con đường đó vào cơ quan hô hấp trẻ em dễ dàng.
- Ở bên ngoài môi trường, có nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp như
siêu vi trùng (cúm, phó cúm, gần đây có cúm A H5N1…). Vi trùng đứng hàng đầu
là phế cầu khuẩn Heamophilus Inffluenzae, tụ cầu, Ecoli trực khuẩn màu xanh…)
- Nấm - Ký sinh trùng (sán, giun)
Các chất gây dị ứng bệnh viêm phế quản trẻ em (nấm mốc, phấn hoa, bụi
nhà, lông thú, tôm, cua…). Khi đứa trẻ đến tháng thứ 6, các chất chống lại các tác
nhân vi khuẩn và vi trùng do mẹ truyền sang đã hết và như vậy trong cơ thể trẻ
không còn đủ các chất chống đỡ nên các tác nhân gây bệnh dễ đi vào trẻ em và
gây ra viêm phổi.
- Đường hô hấp trẻ em còn nhỏ, các chất tiết không có chất chống đỡ, hệ
thống lông rung hoạt động còn yếu nên tác nhân gây bệnh đi vào đường hô hấp rất
dễ dàng, do đó các cháu rất dễ bị bệnh đường hô hấp.
2.Cách phát hiện bệnh đuờng hô hấp qua các triệu chứng của trẻ?
- Chán ăn, quấy khóc, chảy nước mũi, nước mắt là những dấu hiệu đầu tiên
báo hiệu là các cháu sẽ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng.
- Ho, có thể ho khan, ho có đờm, ho từng cơn hoặc ho liên tục.
- Sốt, nếu trẻ sốt cao trên 40 độ thì dễ sinh co giật.
- Khó thở, nhịp thở tăng so với lứa tuổi, cánh mũi phập phồng, co kéo các
cơ hô hấp.
- Tím tái ở môi và các đầu chi.
- Bỏ ăn, bỏ uống
- Li bì hoặc mê sảng.
- Nếu đứa trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên mà nhịp thở trên 45 lần/phút là các
cháu bị viêm phổi. Khi thấy các cháu có triệu chứng co kéo các cơ hô hấp, li bì, bỏ
ăn uống là dấu hiệu bệnh nặng, nhất thiết phải đưa các cháu tới bệnh viện nhi để
điều trị.
3. Khi nào thì dùng kháng sinh?
Chỉ khi viêm phổi do vi khuẩn mới được dùng kháng sinh. Và nhất thiết
phải được sự hướng dẫn của thầy thuốc nhi khoa. Còn các loại viêm phổi khác thì
phải dùng các loại thuốc khác để điều trị như do nấm: phải dùng thuốc chống nấm.
Giun, sán thì dùng thuốc giun, sán. Dùng kháng sinh loại nào phải căn cứ vào xét
nghiệm vi sinh và kháng sinh đồ để dùng kháng sinh cho đúng thì bệnh mới khỏi
được. Bởi vì nếu chưa có kháng sinh đồ, thì có thể dùng các loại kháng sinh rất đắt
tiền nhưng bệnh lại không khỏi. Ở một số phòng khám, các thầy thuốc nhi khoa
sau khi khám xét bệnh nhân, đồng thời căn cứ vào tình trạng kháng kháng sinh của
một vài loại vi khuẩn thường gặp và qua kinh nghiệm nhiều năm dùng thuốc và
chẩn đoán bệnh thì có thể người thầy thuốc sẽ chọn những loại kháng sinh thích
hợp để điều trị cho các cháu trong một khoảng thời gian nhất định thì các cháu đó
phải đến để khám và xem xét lại. Cho nên, các bà mẹ và các phụ huynh không nên
tuỳ tiện mua thuốc kháng sinh để cho các cháu uống bởi vì rất nguy hiểm, có thể
làm cho vi khuẩn dễ nhờn thuốc và kháng lại kháng sinh. Hơn nữa, các cháu bệnh
có thể nặng thêm, đồng thời lại tốn kém nhưng bệnh không khỏi.
4. Khi nào thì dùng thuốc ho?
- Ho là một phản xạ rất tốt để trẻ khạc ra những chất nhầy, cho khỏi bị bít
tắc đường thở. Nhưng nếu đứa trẻ ho quá nhiều, cơn ho rũ rượi, có khi lại chảy
máu mắt hoặc máu ở họng thì cần phải uống thuốc ho để giảm bớt những cơn ho
nặng như vậy. Khi dùng thuốc ho, đối với trẻ em, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi
cũng phải rất cẩn thận và phải được thày thuốc nhi khoa hướng dẫn. Đối với các
loại thuốc ho có chất moóc phin (thuốc phiện) như là Teprin Codein (có chất thuốc
phiện) nên tuyệt đối không được ...